Trước sự khan hiếm cùng giá thành cao của gỗ tự nhiên hiện nay nhiều người hướng đến gỗ công nghiệp và sơn phủ bên ngoài. Tuy nhiên việc sơn phủ gỗ công nghiệp liệu có đạt hiệu quả như mong muốn? Những ai đang băn khoăn về vấn đề này có thể tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Sơn phủ gỗ công nghiệp và những ưu thế đặc biệt
Hiện nay việc sử dụng nội thất làm từ gỗ công nghiệp và ép ván gỗ, melamin, laminate hay acrylic… được nhiều chủ đầu tư lựa chọn bởi sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, độ sáng bóng, sự bền chắc mà giá thành lại rẻ.
Bên cạnh các chất liệu phủ ngoài (dán lên) cốt gỗ công nghiệp như trên còn có một vật liệu khác được dùng để sơn phủ gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, gỗ công nghiệp có thể sơn được không và liệu có đạt hiệu quả như mong muốn?
Xoay quanh vấn đề này có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau và không ít người cho rằng cốt gỗ công nghiệp do có đường vân không rõ nét như gỗ tự nhiên, bề mặt lại không được đẹp và bằng phẳng nên khi phun sơn không mang lại hiệu quả như ý muốn. Vậy điều này liệu có đúng?
Trên thực tế, gỗ công nghiệp hoàn toàn có thể được sơn phủ bên ngoài. Đặc biệt trong những trường hợp muốn tạo nên những mẫu nội thất uốn lượn, cầu kỳ như kiểu tân cổ điển thì chỉ kỹ thuật sơn phủ mới làm được. Các chất liệu dán bên ngoài cốt gỗ công nghiệp chỉ áp dụng cho những tấm gỗ to, phẳng và rất khó dán, dễ bung với những chi tiết góc cạnh, uốn lượn.
Bên cạnh đó, với những cốt gỗ cao cấp, bền đẹp, bóng mịn như MDF và HDF nếu được sơn phủ sẽ tạo những sản phẩm nội thất hoàn hảo, góp phần làm bừng sáng không gian.
Xem thêm Gỗ MDF có đặc điểm ra sao và thường dùng để làm gì?
-> Những ưu thế đặc biệt của sơn phủ gỗ công nghiệp
Những sản phẩm nội thất được làm từ cốt gỗ công nghiệp và sơn phủ bên ngoài không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn bền màu theo năm tháng, lại dễ vệ sinh, chống thấm nước rất tốt. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển cần cẩn thận để tránh trầy xước.
Sơn bề mặt gỗ công nghiệp đem lại những ưu điểm nổi bật cho sản phẩm nội thất như sau: Tăng độ bền, hạn chế tình trạng xuống cấp của sản phẩm, tăng sức chịu lực, giữ cho kết cấu cốt gỗ luôn bền đẹp.
Bên cạnh đó, sơn phủ có cả sơn màu và sơn phủ bóng nên khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn nhằm trang trí không gian kiến trúc nhà ở, văn phòng của mình thêm cá tính, phong cách. Ngoài ra, những sản phẩm nội thất sau thời gian sử dụng bị xuống cấp, phai màu hoàn toàn có thể được làm mới lại bằng công nghệ sơn phủ.
->> Xem thêm: Gỗ hương xám có tốt không và thường dùng để làm gì?
Các loại sơn phủ gỗ công nghiệp
Hiện nay sơn phủ gỗ công nghiệp đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường nội thất và là sự lựa chọn của phần đông người tiêu dùng. Tuy nhiên việc lựa chọn dòng sơn phủ nào để đảm bảo chất lượng công trình lại là điều không phải ai cũng biết.
Dưới đây là những dòng sơn phủ chất lượng được ứng dụng nhiều nhất:
– Sơn PU: Là loại sơn dầu gốc PU được dùng để tạo màu gỗ tự nhiên cho các vật liệu gỗ, bê tông, tường. Loại sơn này có nhiều ưu điểm vượt trội như: Chịu lực tốt, tính đàn hồi cao, bám dính tốt, độ bền cao, sáng bóng, an toàn cho sức khỏe người dùng…
– Sơn Vecni: Đây là dòng sơn có tuổi đời lâu nhất hiện nay và chuyên dùng cho các vật liệu gỗ. Dù có độ bền không cao, nhanh bay màu nhưng do ưu thế dễ vệ sinh, có độ bóng cao mà giá thành lại rẻ hơn so với các loại sơn phủ khác nên nhiều chủ đầu tư vẫn ưu tiên lựa chọn.
– Sơn Vinyl: Đây là loại sơn bóng thường được dùng để sơn lên bề mặt gỗ, kim loại. Nó thường được sử dụng như lớp sơn lót để bảo vệ kết cấu gỗ và hiện được người tiêu dùng Việt rất ưa chuộng. Sơn có độ bám dính cao, chống mối mọt tốt…
– Sơn dầu: Là loại sơn dạng lỏng sệt có nguồn gốc từ thiên nhiên. Sơn có độ bám dính, độ bóng cao, bám dính tốt, dễ lau chùi, không bị phai màu nên thường được ứng dụng tại nhiều công trình nội, ngoại thất.
->> Xem thêm: Gỗ nhựa – Vật liệu giá rẻ thay thế hoàn toàn cho gỗ tự nhiên
Cần chọn loại sơn phủ gỗ công nghiệp tốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Sơn phủ có nhiều loại và đem lại nhiều lợi thế cho ngành công nghiệp sản xuất, thi công nội thất. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng công trình cần chọn loại sơn tốt tại các cơ sở tin cậy.
Bên cạnh đó, nội thất gỗ công nghiệp chỉ bền đẹp, sáng bóng, không lo mối mọt, ẩm mốc khi được sơn phủ bởi loại sơn chất lượng với cách pha trộn cẩn thận cùng kỹ thuật sơn chuẩn.
Để tạo nên những sản phẩm sơn phủ gỗ công nghiệp chất lượng nhất đòi hỏi nhiều công đoạn. Trong đó bước đầu tiên không thể bỏ qua là xả nhám, mài nhẵn bề mặt sơn. Khi bước này được thực hiện cẩn thận, đội ngũ sơn sẽ tiến hành sơn lót, sơn màu và phủ bóng bên ngoài gỗ công nghiệp để tạo nên những sản phẩm hoàn hảo theo yêu cầu.
Như vậy kỹ thuật sơn phủ có những lợi thế riêng so với sử dụng chất liệu melamin, laminate, acrylic. Tuy nhiên việc lựa chọn sơn phủ gỗ công nghiệp hay bất cứ chất liệu nào đều tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của từng người.
>Xem thêm về vật liệu kính trong thiết kế nội thất: Tổng quan về vật liệu kính nội thất