Kính là vật liệu quen thuộc từ lâu đã không còn xa lạ với mỗi người dân Việt. Tuy nhiên loại kính này có ưu, nhược điểm ra sao; có nhiều loại không và được ứng dụng thế nào trong ngành nội thất là điều không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây xin được giới thiệu chi tiết về vật liệu kính nội thất.
Khái niệm vật liệu kính nội thất
Trong điều kiện bình thường, kính là vật liệu trong suốt với bề mặt trơn, nhẵn, khó mài mòn và tương đối cứng. Còn về cơ bản đây là sản phẩm thủy tinh được tạo nên từ dung dịch rắn ở dạng vô định hình và có thể pha trộn thêm các tạp chất khác nhằm tạo ra sản phẩm theo ý muốn.
Do khả năng chịu lực kém hơn so với các vật liệu khác nên kính rất dễ gãy và vỡ thành các mảnh sắc nhọn, nhất là khi chịu tác động mạnh hoặc gặp nhiệt độ cao một cách đột ngột.
-> Xem thêm: Giá trị của gỗ gõ đỏ đối với cuộc sống con người
Các loại kính dùng trong nội thất
Kính có nhiều loại và mỗi loại có cấu tạo cũng như thông số kỹ thuật khác nhau. Vì vậy vật liệu kính sẽ được phân theo mục đích sử dụng và theo cấu tạo. Cụ thể như sau:
Phân theo mục đích sử dụng
Nếu phân theo mục đích sử dụng, vật liệu kính sẽ bao gồm các loại kính sau: Kính làm vật dụng trong nhà, kính lấy ánh sáng, kính trang trí, kính cách âm cách nhiệt kết hợp lấy ánh sáng.
Trong đó kính cách âm cách nhiệt và kết hợp lấy ánh sáng là loại kính hộp bao gồm từ 2 đến 3 lớp kính. Đặc biệt, khả năng cách âm cách nhiệt hiệu quả của loại kính này là nhờ hộp kính có chứa khí trơ.
Phân theo cấu tạo
Phân theo cấu tạo, vật liệu kính bao gồm:
– Kính cường lực: Là loại kính tôi có gia cường chịu lực với khả năng chịu lực cực lớn và an toàn cho người sử dụng.
– Kính thường
– Kính dán an toàn (có thể dán 2 hoặc 3 lớp)
Phân theo mức độ truyền sáng
Mỗi loại kính sẽ có khả năng truyền sáng khác nhau và dựa theo khả năng này, kính được phân chia thành: kính trong suốt, kính màu, kính mờ đục, kính trong mờ, kính phản quang…
-> Xem thêm: Tại sao gỗ sưa đỏ được đánh giá cao và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống?
Các loại kính thường sử dụng trong xây dựng và thiết kế nội thất
Kính cường lực
Đây là loại kính có nhiều ưu điểm vượt trội, được đánh giá cao về chất lượng, khả năng chịu lực cũng như tính thẩm mỹ. Không chỉ dừng ở đó, giá trị lớn nhất của loại kính này còn là tính an toàn cao nhờ độ cứng và khả năng chống va đập tốt.
Kính cường lực khi vỡ sẽ phân tán thành những mảnh tròn nhỏ giống như những viên đá cuội nên không có khả năng sát thương như kính truyền thống (khi vỡ sẽ thành những mảnh sắc nhọn).
Với khả năng chịu lực lớn, kính cường lực chống trày xước và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Chính nhờ ưu điểm này nên kính cường lực thường được các nhà thiết kế sử dụng để làm cửa kính, cửa sổ, vách ngăn tại các trung tâm thương mại hay các tòa nhà cao tầng…
Kính cường lực còn được biết đến với tính thẩm mỹ cao nhờ khả năng tạo hiệu ứng ánh sáng và chiều sâu giúp cho không gian trở nên rộng rãi và sáng thoáng hơn.
-> Xem thêm nội thất gỗ lim: Gỗ lim – Loại gỗ quý rất được ưa chuộng trong ngành nội thất
Kính phản quang
Kính phản quang là loại kính đặc biệt được phủ lớp oxit kim loại bên trên bề mặt. Đây là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong xây dựng và thiết kế nội thất nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng, đem đến sự tươi sáng cho không gian.
Kính an toàn cho sức khỏe người dùng bởi khả năng phản xạ tốt, giúp chống lại các tia UV, từ đó giảm thiểu tối đa tia tử ngoại và tia sáng có hại truyền qua kính.
Kính phản quang còn có nhiều màu sắc khác nhau, giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Kính bảo ôn
Kính bảo ôn còn được gọi là kính hộp cách âm cách nhiệt. Loại kính này được tạo nên từ 2 tấm kính trở lên và cách ngăn với nhau bởi những thanh đệm chứa hạt hút ẩm.
Ưu điểm lớn nhất của loại kính này là khả năng cách âm, cách nhiệt vượt trội, từ đó giúp ngăn cản tiếng ồn hiệu quả, tạo sự yên tĩnh cho không gian, đồng thời tiết kiệm năng lượng cho người sử dụng. Những ngôi nhà sử dụng nội thất kính phản quang vì vậy sẽ mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
Kính cản nhiệt
Kính cản nhiệt là loại kính được phủ lớp metalic siêu mỏng trên bề mặt giúp làm chậm sự hấp thụ nhiệt (giảm sự phát tán và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt) nhưng vẫn đảm bảo tạo ánh sáng cần thiết cho không gian.
Được đánh giá là loại kính có khả năng cân bằng ánh sáng và nhiệt độ, kính cản nhiệt giúp bảo vệ mắt, đồng thời khiến cho nhiệt độ bên trong ngôi nhà luôn ổn định (ấm về mùa đông, mát về mùa hè).
Ngoài ra còn có các loại kính khác như kính màu, kính mờ, kính phun cát, kính trang trí…
Ưu, nhược điểm của vật liệu kính
Trên thị trường hiện có nhiều loại kính với đặc điểm, tính chất, kết cấu, chất lượng và giá thành khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản chúng đều có những ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm
– Kính có bề mặt phẳng nên dễ lau chùi, vệ sinh, đem đến sự tiện ích cho người sử dụng.
– Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, giúp tạo độ sáng thoáng, sạch sẽ cho không gian.
– Kính được cho là vật liệu hoàn hảo giúp tăng tính thẩm mỹ và hiệu quả chiếu sáng cho không gian. Đó là bởi trên thực tế có rất nhiều loại kính được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau).
– Vật liệu kính giúp nới rộng không gian, khiến không gian trở nên rộng rãi hơn so với các vật liệu khác (gạch, gỗ…).
– Quá trình thi công, lắp đặt vật liệu kính đơn giản, nhanh gọn.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, vật liệu kính cũng tồn tại một số nhược điểm như:
– Khả năng chịu lực kém hơn so với các vật liệu khác như gỗ hay kim loại.
– Dễ vỡ và khi vỡ có thể gây thương tích cho người sử dụng.
Giá kính nội thất
Tùy theo cấu tạo, tính chất và đặc điểm khác nhau mà giá kính nội thất có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể như sau:
– Kính cường lực
Kính cường lực 5mm: 350.000/m2
Kính cường lực 8mm: 400.000/m2
Kính cường lực 10mm: 450.000/m2
Kính cường lực 12mm: 600.000/m2
Kính cường lực 15mm: 1.350.000/m2
– Kính phản quang
Kính dán 8.38: Dao động trong khoảng trên dưới 500.000VNĐ tùy loại.
Kính dán 10.38: Dao động trong khoảng trên dưới 600.000VNĐ tùy loại.
Kính dán 12.38: Dao động trong khoảng trên dưới 700.000VNĐ tùy loại.
Kính dán 16.38: Khoảng trên 900.000VNĐ tùy loại.
– Kính bảo ôn
Kính bảo ôn có giá dao động trên dưới 1.000.000VND (tính theo m2 với kích thước kính S/m2) tùy theo kính hộp trắng (kính cường lực/kính dán + chân không + kính dán), kính hộp phản quang Bỉ (kính cường lực phản quang bỉ + chân không + kính dán/kính thường) hay kính hộp cản nhiệt (kính cường lực cản nhiệt + chân không + kính thường/kính dán)…
– Kính cản nhiệt
Tùy theo độ dày cũng như hãng sản xuất, giá kính cản nhiệt sẽ khác nhau và thường dao động trong khoảng từ 600 đến 900.000 VNĐ/m2.
Ứng dụng của kính nội thất
Do tính chất linh hoạt nên kính được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng và thiết kế nội thất. Cụ thể như sau:
Nội thất gia đình
Kính là vật liệu quen thuộc trong thiết kế và xây dựng nhà ở. Trong nội thất gia đình, kính được sử dụng rộng rãi để làm vách ngăn trang trí, vách kính phòng tắm, kính ốp bếp, lan can cầu thang, bàn ăn, bàn sofa, cánh tủ, gương soi, cửa sổ, đèn thủy tinh…
Với tính ứng dụng cao, ngày nay không khó để bạn có thể tìm thấy bất cứ mẫu nội thất kính nào tại các hộ gia đình. Trong đó kính màu ốp bếp sử dụng kính cường lực phun màu được sử dụng khá phổ biến giúp cho căn bếp thêm sáng bóng, sang trọng và đầy tính nghệ thuật.
Vách tắm kính cũng được sử dụng nhiều tại các hộ gia đình giúp tạo sự liền mạch cho không gian mà vẫn ngăn cách hiệu quả giữa các khu vực, khiến nhà tắm luôn sạch sẽ, khô ráo và sáng thoáng.
Ngoài ra kính còn được dùng làm cửa sổ, lan can cầu thang, bàn ăn kính… vừa tạo hiệu ứng ánh sáng, vừa tăng độ rộng và thoáng cho không gian.
Nội thất văn phòng
Trong các văn phòng, kính được sử dụng nhiều nhất để làm vách ngăn phân chia giữa các phòng ban, các khu vực. Vách ngăn kính vừa đảm bảo sự riêng tư mà vẫn tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty.
Sử dụng vách ngăn kính được cho là giải pháp hoàn hảo thay thế cho những bức tường thô cứng, khô khan, giúp cho ánh sáng được xuyên suốt, đồng thời tăng tính thẩm mỹ và sự thoáng đãng cho không gian.
Vách ngăn kính văn phòng sử dụng kính cường lực (có thể là kính trắng hoặc kính màu tùy khu vực phân chia cũng như mục đích sử dụng) đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: Bền, đẹp, an toàn, tiết kiệm chi phí và thời gian lắp đặt…
Nội thất nhà hàng, khách sạn
Tại các nhà hàng, khách sạn, loại kính được sử dụng phổ biến là kính màu, kính trang trí nghệ thuật… vừa có tác dụng làm đẹp, tăng tính thẩm mỹ cho không gian, vừa phục vụ hiệu quả cho mục đích sử dụng.
Trong các ứng dụng của kính nội thất tại các nhà hàng, khách sạn mọi người có thể thấy rõ nhất là hệ cửa kính cường lực, vách ngăn kính…
Nội thất kính vừa tạo không gian mở, vừa tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, đồng thời đem lại tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt một số loại kính với khả năng cách nhiệt, cách âm tốt còn tạo không gian yên tĩnh, tránh bụi bẩn… Kết hợp cùng các phụ kiện, nội thất kính giúp nhà hàng, khách sạn thêm phần đẳng cấp và sang trọng.
Nội thất kính tại các nhà hàng, khách sạn còn giúp chủ đầu tư tạo ra doanh thu lớn bởi nó có khả năng hút khách hàng nhờ việc tạo không gian mở khiến khách hàng có thể dễ dàng view cảnh sắc bên ngoài và hứng thú mỗi khi đến.
Tóm lại kính nội thất là vật liệu có nhiều ưu điểm đặc biệt, giá cả phải chăng và có nhiều ứng dụng trong thiết kế, xây dựng nội thất. Sử dụng kính nội thất được cho là giải pháp lý tưởng giúp không gian sống và làm việc trở nên hoàn hảo hơn.