Có thể bạn đã ít nhiều nghe nhắc đến cụm từ gỗ HDF nhưng còn chưa hiểu rõ về khái niệm của loại gỗ này và có nên sử dụng gỗ để làm nội thất. Trong bài viết dưới đây, Nội thất AV sẽ giải đáp giúp bạn những băn khoăn này.
Gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF còn được gọi với tên gọi khác là tấm ván gỗ ép được tạo nên từ 85% là gỗ tự nhiên kết hợp cùng 15% là chất kết dính gỗ và phụ gia tạo độ cứng được ép ở áp lực rất Lớn. Đây là loại là gỗ sợi mật độ cao đảm bảo các tiêu chí về độ bền, cứng và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Được tạo nên từ việc tận dụng các nguyên liệu chính là vụn gỗ thừa, các loại gỗ tái sinh ngắn ngày, ngọn cây, cành cây cùng với quá trình sấy khô và ép dưới nhiệt độ cao để xử lý triệt để nước và nhiệt nên gỗ HDF đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu.
Những tấm ván gỗ HDF khi được sản xuất theo dây chuyền hiện đại (với bề mặt được xử lý cẩn thận trước khi cắt, phủ vân gỗ) có tính bền bỉ và khả năng chịu lực lớn đồng thời khắc phục hoàn toàn nhược điểm của các loại gỗ ép và công nghiệp khác như: MDF, MFC.
Gỗ HDF hiện có 2 loại phổ biến là: Gỗ HDF siêu chống ẩm và gỗ HDF Black siêu chống ẩm.
>> Xem chi tiết Gỗ MFC và gỗ MDF tại đây:
Gỗ MFC là gì và được ứng dụng thế nào trong ngành nội thất?
Gỗ MDF có đặc điểm ra sao và thường dùng để làm gì?
Có nên sử dụng gỗ HDF để làm nội thất?
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Có nên sử dụng gỗ HDF để làm nội thất” mọi người hãy tìm hiểu những ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp trong phần tiếp theo của bài viết.
Ưu điểm của gỗ HDF
Gỗ HDF có độ trong suốt cao với vân gỗ ổn định, lại bền màu do được phủ bề mặt bằng Melamine Resin và sợi thủy tinh. So với các loại gỗ công nghiệp khác, gỗ HDF có những ưu điểm nổi bật như:
– Kết cấu gỗ đặc với bề mặt nhẵn mịn, không có dăm gỗ, cũng không có khoảng rỗng li ti.
– Có độ bền cao, khả năng giãn nở, cong vênh, co ngót thấp, đồng thời hạn chế tác hại khi gặp nước và nhiệt độ cao.
– Khả năng chịu lực, chịu va đập tốt.
– Đặc biệt ván gỗ HDF siêu đặc có khả năng cách âm và chống ồn cực tốt.
– Không gây dị ứng, ngộ độc và đặc biệt an toàn cho sức khỏe người dùng.
– Khả năng chống mối mọt tốt và không bị ảnh hưởng trước tác động của thời tiết cũng như côn trùng.
– Có khả năng chống ẩm, chống trầy xước và khắc phục hoàn toàn nhược điểm của gỗ tự nhiên.
– Có khả năng bắt ốc vít tốt giúp tạo nên những mẫu nội thất bền và đẹp.
>>> Xem thêm: Bạn đã biết gì về gỗ ghép và những ứng dụng trong thực tế?
Nhược điểm của gỗ HDF
Bên cạnh nhiều ưu điểm như trên, gỗ HDF vẫn tồn tại một số nhược điểm:
– Có giá thành cao nhất so với các loại gỗ công nghiệp khác.
– Việc phân biệt gỗ bằng mắt thường khá khó.
– Không thi công được bằng dạng panel mà chỉ ở dạng phẳng lì hoặc kết hợp với các nẹp chỉ để tạo điểm nhấn.
Như vậy so sánh tương quan giữa ưu nhược điểm của gỗ HDF mọi người sẽ thấy phần ưu nhiều hơn và đáng kể hơn. Cũng chính bởi vậy giá thành của vật liệu này cao cũng là điều dễ hiểu.
Dù có giá thành cao nhất trong các dòng gỗ công nghiệp nhưng so với gỗ tự nhiên chất liệu này vẫn rẻ hơn mà vẫn đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, độ bền, tính thẩm mỹ, công năng sử dụng… không thua kém gì gỗ tự nhiên. Chính vì vậy hiện nay việc sử dụng gỗ HDF để làm nội thất được cho là giải pháp lý tưởng.
>>> Xem thêm: Bạn đã biết gì về ứng dụng của gỗ hương trong thực tiễn?
Gỗ HDF hiện được ứng dụng rộng rãi để làm bàn ghế, tủ quần áo, tủ bếp, vách ngăn, cửa thông phòng, sàn nhà… Những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ HDF vừa rẻ lại có độ bền chắc cao, không bị ảnh hưởng trước tác động của thời tiết và các yếu tố ngoại cảnh.
Tuy nhiên chính bởi ưu thế về độ bền, tính thẩm mỹ cũng như nhiều khả năng vượt trội khác mà gỗ HDF có thể được làm giả từ vật liệu khác. Để chọn được sản phẩm chất lượng làm từ gỗ HDF chuẩn mọi người nên tìm hiểu kỹ và chọn mua tại các cơ sở uy tín.
>> Xem thêm: Gỗ nhựa là gì? Những ưu nhược điểm của gỗ nhựa