Bạn đã biết gì về gỗ ghép và những ứng dụng trong thực tế?

Tại Việt Nam, gỗ ghép không được biết đến nhiều và cũng không thông dụng như các loại gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp. Tuy nhiên ở các nước phương Tây và một vài nước châu Á, loại gỗ này khá phổ biến với trình độ ghép gỗ đạt đến độ xuất sắc. 

Gỗ ghép là loại gỗ như thế nào?

Gỗ ghép còn được gọi là gỗ ghép thanh, ván gỗ ghép được tạo nên từ những thanh gỗ tự nhiên có cùng kích thước lắp ghép lại với nhau theo công nghệ hiện đại. Những thanh gỗ này đều trải qua quá trình xử lý, tẩm sấy nghiêm ngặt nhằm loại bỏ tình trạng mối mọt, ẩm mốc. Bề mặt gỗ ghép có thể được ép phủ sơn tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng.

Gỗ ghép được tạo nên từ những thanh gỗ tự nhiên có cùng kích thước

Tại Việt Nam, gỗ ghép là vật liệu khá mới mẻ. Trong khi đó tại các nước châu Á, châu Mỹ với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn lại có sản lượng gỗ ghép cực lớn. Trình độ ghép gỗ của các nước này cũng khá cao và không cần dùng đến keo kết dính mà chỉ cần tạo mộng là được.

Dù còn mới mẻ nhưng với nhiều đặc tính nổi bật nên trong nhiều năm trở lại đây gỗ ghép được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nội thất với việc tạo ra những món đồ chắc chắn, bền đẹp không hề thua kém gỗ tự nhiên mà giá thành lại rẻ.

>>> Xem thêm: Gỗ MFC là gì và được ứng dụng thế nào trong ngành nội thất?

Ưu, nhược điểm của gỗ ghép

Gỗ ghép được biết đến với những ưu nhược điểm dưới đây. Mọi người có thể tham khảo để đưa ra quyết định có nên sử dụng hay không.

Gỗ ghép ngày càng được ứng dụng nhiều trong thực tế cuộc sống của con người

Ưu điểm

– Khắc phục hoàn toàn tình trạng bị cong vênh, mối mọt – Hạn chế thường hay gặp ở nhiều loại gỗ khác.

– Giá thành rẻ hơn khá nhiều so với gỗ tự nhiên nguyên khối (khoảng từ 20 đến 30%), giúp tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư.

– Mẫu mã đa dạng với độ bền không hề thua kém gỗ tự nhiên nguyên khối.

– Gỗ khi được xử lý tốt sẽ bền màu và có khả năng chịu va đập, chịu xước cực tốt.

– Đây là vật liệu thay thế lý tưởng cho gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm. Chính vì vậy việc sử dụng gỗ ghép giúp giải quyết bài toán nan giải về tình trạng cạn kiệt của gỗ tự nhiên.

>> Có thể bạn quan tâm: Gỗ MDF có đặc điểm ra sao và thường dùng để làm gì?

Nhược điểm 

Về cơ bản gỗ ghép không có nhiều nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của loại gỗ này chỉ là thiếu sự đồng đều về đường vân và màu sắc hoặc sự đồng đều này thường không cao bởi gỗ được ghép lại từ những thanh gỗ khác nhau (dù có cùng kích thước).

>> Xem thêm: Khám phá đặc điểm và vai trò của gỗ mun đối với cuộc sống con người

Ứng dụng của gỗ ghép trong thực tế

Gỗ ghép với nhiều ưu điểm nổi bật cùng giá thành rẻ nên đang ngày càng xuất hiện nhiều và được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, gỗ ghép xuất hiện ở khắp mọi nơi và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế.

Hiện nay, gỗ thanh được sử dụng để sản xuất, thi công nội thất gia đình với các sản phẩm tiêu biểu như: Kệ sách trang trí phòng khách, bàn ăn, tủ bếp, giường ngủ, kệ treo tường, sàn gỗ, tủ quần áo, tủ giày dép khung tranh. 

Tủ bếp gỗ ghép

Ngoài ra gỗ ghép còn được dùng để ốp tường, lót sàn và được ứng dụng trong nội thất văn phòng với các sản phẩm: bàn ghế làm việc của nhân viên, bàn họp, tủ hồ sơ, kệ phát biểu…

Không chỉ dừng ở đó, gỗ ghép còn được dùng để thiết kế nội thất trong các trung tâm thương mại, showroow trưng bày sản phẩm, bệnh viện, trường học, khách sạn, resort…

Kệ trang trí gỗ ghép

Tóm lại gỗ ghép là vật dụng rất đáng để sử dụng. Nếu được sản xuất theo quy trình chuẩn với việc sử dụng các loại keo dán chất lượng thì độ bền của gỗ đảm bảo không hề thua kém so với gỗ tự nhiên nguyên khối. Tuy nhiên khi lựa chọn vật liệu này mọi người nên tìm mua tại các địa chỉ tin cậy để có thể sở hữu sản phẩm như ý với giá cả phải chăng.

>>> Xem thêm: Tổng hợp những điều cần biết về gỗ xá xị

Bài viết liên quan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *