Đối với nhiều người Việt Nam, cái tên gỗ lũa khá xa lạ và không phải ai cũng biết. Có người nếu đã từng biết hoặc nghe qua tên loại gỗ này chưa chắc đã nắm rõ về đặc điểm cũng như tác dụng của gỗ. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Gỗ lũa có gì đặc biệt?
Gỗ lũa là loại gỗ đặc biệt với hình dáng khác lạ và vẻ đẹp không bao giờ lặp lại. Gỗ có hình thù độc nhất vô nhị với những nét độc đáo đậm chất nghệ thuật được thiên nhiên tạo ra và thổi hồn vào.
Sự đặc biệt và khác lạ của dòng gỗ này là được lấy từ những cây cổ thụ sau khi bị chết (phần lõi). Hiểu đơn giản nhất thì nó chính là phần sót lại của những cây thân gỗ lâu năm sau khi chết hoặc bị đốn hạ. Chính vì vậy gỗ rất cứng và không bao giờ bị mục nát, mối mọt, cũng không hề bị tác động của thời tiết hay ngoại cảnh.
Không giống như các loại gỗ thông thường khác, cách tạo ra gỗ lũa khá “dị thường”. Theo đó nó thường được lấy từ các cây gỗ tốt và quý hiếm (gốc gỗ), để trong môi trường tự nhiên cho trải qua mọi điều kiện khắc nghiệt (nước, gió, mưa, bùn lầy, côn trùng…) trong thời gian dài.
>> Xem thêm: Gỗ me tây có gì đặc biệt và có nên dùng để làm nội thất?
Gỗ có thể được lấy từ bất kỳ loại cây nào nhưng phần gốc phải lâu năm, sinh sống trên vùng đất nghèo dinh dưỡng và đặc biệt là trải qua mọi thử thách của thiên nhiên, tác động ngoại cảnh và thời tiết. Càng chịu được điều kiện khắc nghiệt bao nhiêu trong thời gian càng dài thì gỗ càng có giá trị và đạt đến độ bền đẹp tuyệt đối.
Gỗ lũa có 3 loại chính được phân loại theo nguồn gốc hình thành là: gỗ lũa ở dưới bùn, sình lầy; gỗ lũa ở sâu dưới đất và gỗ lũa hình thành từ mưa, gió.
Gỗ lũa không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Chính hình dáng đặc biệt, đạt đến độ tinh xảo cùng độ bền cao, gỗ có trị lớn và được giới sưu tầm đồ gỗ săn lùng.
> Có thể bạn chưa biết:
Ưu, nhược điểm của gỗ lũa
Có hình dáng độc lạ không giống với bất cứ loại gỗ thông thường nào, mỗi gốc gỗ lũa lại có đặc điểm riêng không theo một quy chuẩn nào. Đây cũng chính là điểm đặc trưng dễ nhận diện nhất của gỗ lũa.
Bên cạnh đó, do được tạo nên từ “quy trình” khá đặc biệt (lấy từ phần gỗ sót lại sau quá trình mài mòn khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết, môi trường… nên gỗ rất cứng chắc và không hề bị mục rỗng, mối mọt; cũng không chịu tác động của các điều kiện tự nhiên, môi trường…
Tùy theo nguồn gốc hình thành mà gỗ lũa có hình dáng và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản gỗ lũa có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm
– Có chất lượng tốt với độ bền chắc cao do đã trải qua quá trình “thử thách” trước sóng gió.
– Giá trị sử dụng cao với tuổi thọ lâu năm.
– Sở hữu đường nét phong phú, độc đáo mà không loại gỗ nào có được.
– Có tính thẩm mỹ cao với vẻ đẹp bắt mắt, riêng biệt.
– Có khả năng chống mối mọt tuyệt đối.
>> Xem thêm: Tác dụng bất ngờ của gỗ hoàng đàn – Liệu bạn đã biết!
Nhược điểm
Gỗ lũa chỉ có nhược điểm duy nhất là giá thành cao và rất khan hiếm do quá trình tạo nên loại gỗ này vừa gian nan lại mất nhiều thời gian.
Gỗ lũa thường được dùng để làm gì?
Từ lâu gỗ lũa đã được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Các nhà sản xuất nội thất, các nghệ nhân cũng rất thích sử dụng loại gỗ này để tạo ra những sản phẩm nội thất, đồ mỹ nghệ bắt mắt, tinh xảo với vẻ đẹp ấn tượng, độc đáo.
Ngoài dùng để trang trí nhà cửa, gỗ lũa còn được ứng dụng để tăng tính phong thủy, giải trừ tà khí, giúp mang lại may mắn, tài lộc cho chủ nhà. Nội thất gỗ lũa còn thể hiện sự sang trọng khiến không gian sống thêm đẳng cấp.
>>> Xem thêm: Những ứng dụng đặc biệt của chất liệu Laminate trong thiết kế nội thất
Một số sản phẩm nội thất, đồ mỹ nghệ, trang trí nghệ thuật có giá trị và tính thẩm mỹ cao được ứng dụng hiện nay là: Bàn ghế gỗ lũa, tượng gỗ lũa, gỗ lũa thủy sinh dùng trang trí bể cá, gỗ lũa đẹp làm chậu trồng cây cảnh nghệ thuật.
Bàn gỗ lũa khi kết hợp với ghế ngồi hình thù độc đáo không chỉ mang vẻ đẹp thời thượng mà còn tạo cảm giác quyền lực, góp phần nâng tầm vị thế của gia chủ.
Tượng gỗ lũa có thể làm đồ trang trí và thể hiện rõ sự quyền lực của gia chủ. Ngoài ra, gỗ lũa cũng có thể làm chậu trồng cây cảnh nghệ thuật nhờ những hốc cây độc đáo với hõm sâu.
Gỗ lũa cùng sẽ là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo khi tận dụng để trang trí bể cá thủy sinh. Với hình thế độc đáo của mình, bể cá thủy sinh từ gỗ lũa thực sự ấn tượng và có sức hút.