Được đánh giá là có tính linh hoạt cao nên vật liệu kính đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là ngành thiết kế nội thất. Bài viết dưới đây xin được giới thiệu về các loại kính trong nội thất và tính ứng dụng của vật liệu này.
Phân chia các loại kính trong nội thất
Trong cuộc sống của con người, kính được đánh giá là vật liệu phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng và kiến trúc nội thất.
Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng với nhiều ưu điểm vượt trội, vật liệu kính đang ngày càng được ưa chuộng và là sự lựa chọn hàng đầu của các kiến trúc sư cũng như nhiều hộ gia đình.
Tuy nhiên vật liệu kính có nhiều loại và mỗi loại sẽ phù hợp với từng công trình, từng không gian riêng. Sau đây là các loại kính phổ biến thường dùng trong xây dựng, thiết kế nội thất:
-
Kính cường lực
Kính cường lực là loại kính được tôi luyện ở nhiệt độ cao từ kính thường (khoảng 500 đến 700 độ C) sau đó làm lạnh đột ngột bằng gió.
Chính quá trình tôi luyện đặc biệt như trên nên sau khi tôi kính cường lực có độ bền và cứng cao gấp nhiều lần so với ban đầu cũng như so với các loại kính thông thường. Đặc biệt hơn, cũng vì được làm lạnh đột ngột nên kính cường lực an toàn với người sử dụng.
Kính cường lực sau khi gia công không thể khoan cắt và có tính chịu lực cao nên thường được ứng dụng trong ngành xây dựng, thiết kế ngoại thất.
>> Xem thêm: Nhôm kính nội thất – Xu hướng mới trong ngành kiến trúc nội thất
-
Kính phản quang
Đây là loại kính được phủ lớp phản quang bằng oxit kim loại lên trên bề mặt. Kính có khả năng cân bằng ánh sáng, giảm luồng nhiệt dư thừa và ngăn chặn tia UV gây hại.
-
Kính dán an toàn
Kính dán an toàn còn được gọi là kính cường lực an toàn. Đây là loại kính ưu việt nhất trong tất cả các loại kính có khả năng chịu được lực va đập cực lớn.
Kính có cấu trúc đặc biệt, được chưng ở nhiệt độ cao nhằm tạo sự liên kết và độ trong suốt.
Cấu trúc đặc biệt tạo nên độ bền và sự an toàn của loại kính này thể hiện ở việc dùng nước sạch khử ion để rửa 2 hoặc nhiều lớp kính đơn sau đó ép chúng lại bởi màng phim PVB.
-
Kính bảo ôn
Là loại kính có kết cấu khá đặc biệt (được tạo nên từ 2 lớp kính có độ dày khác nhau, gắn song song bằng keo silicon, giữ bằng khung nhôm nhựa và bơm khí trơ tại khoảng không giữa 2 lớp kính).
-
Kính hộp xây dựng
Đây là loại kính dạng hộp được nạp khí trơ tại khoảng trống ở giữa, giúp giảm thiểu tiếng ổn và làm tăng khả năng cách nhiệt.
-
Kính cản nhiệt
Kính cản nhiệt là loại kính có nhiều điểm ưu việt nhờ được phủ hợp chất đặc biệt lên trên bề mặt. Sử dụng nội thất kính cản nhiệt giúp gia chủ tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên mà lại cân bằng tốt nhiệt độ trong nhà.
Ngoài các loại kính trên còn có kính gợn sóng, kính phun cát, kính gốm, kính thổi, kính chống vỡ, kính rạn, kính acrylic, kính màu trang trí…
Ưu, nhược điểm của các loại kính dùng trong nội thất
Mỗi loại kính dùng trong nội thất có đặc tính và ưu nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
-
Kính cường lực
Ưu điểm:
– Có độ bền vượt trội
Kính cường lực được đánh giá là có độ bền vững cực lớn. Với độ bền này, kính thường được sử dụng tại các công trình ngoài trời, những nơi thời tiết khắc nghiệt hay dùng làm mái vòm, sàn kính, mái che…
– Khả năng chịu nhiệt lớn
Kính cường lực khi tiếp xúc với nhiệt độ cao không hề bị vỡ do khả năng chịu nhiệt lớn. Cũng nhờ vậy các công trình sử dụng kinh cường lực sẽ mát mẻ (nhờ kính có khả năng điều khiển độ chói và làm giảm sự hấp thụ nhiệt). Mặt khác khi gặp sự cố hỏa hoạn kính sẽ giữ chân ngọn lửa lâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc chữa cháy.
– Tính thẩm mỹ cao
Kính cường lực không chỉ đa dạng về hình dáng, kích thước, độ dày mà màu sắc cũng khá phong phú giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn. Sự đa dạng này cũng giúp kính phù hợp với nhiều công trình, giúp cho việc xây dựng, thiết kế nội thất trở nên dễ dàng và có tính thẩm mỹ hơn.
– An toàn khi sử dụng và đảm bảo an ninh
Vì được tôi luyện ở nhiệt độ cao và làm lạnh đột ngột nên kính cường lực bền và khó vỡ. Trong trường hợp bị vỡ (rất hiếm khi xảy ra) sẽ biến thành những hạt tròn nhỏ không gây sát thương cho người dùng.
– Hạn chế sự biến dạng
Kính cường lực khi được nung hay tiếp xúc ở nhiệt độ cao vẫn không hề bị biến dạng do đã được nung ở nhiệt độ cao trước đó.
Nhược điểm:
– Quá trình thi công, lắp đặt đòi hỏi sự chuẩn chỉnh hơn so với bình thường.
– Khó tái sử dụng hay làm mới sản phẩm.
– Giá thành cao hơn so với các loại kính bình thường.
-
Kính dán an toàn
Ưu điểm
– Chống sự xâm nhập từ bên ngoài (chống trộm, chống đạn…).
– Hạn chế hiệu ứng nhiệt và bức xạ UV có hại, giúp bảo vệ sức khỏe người dùng.
– An toàn khi sử dụng vì khả năng giảm thiểu tối đa rủi ro và tránh gây sát thương khi bị vỡ.
– Giảm thiểu tiếng ồn, tạo không gian sống yên tĩnh, thoải mái.
>> Có thể bạn quan tâm:
Tại sao gỗ sưa đỏ được đánh giá cao và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống?
Gỗ lim – Loại gỗ quý rất được ưa chuộng trong ngành nội thất
Nhược điểm
Kính dán an toàn chỉ có nhược điểm duy nhất là giá thành cao mà không phải ai cũng có đủ ngân sách để sử dụng.
-
Kính phản quang
Ưu điểm
– Khả năng cách nhiệt tốt, khiến cho không gian luôn ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
– Có khả năng phản xạ ánh sáng, giúp ngăn các tia tử ngoại, giúp bảo vệ sức khỏe người dùng.
– Cách nhiệt tốt nhưng vẫn cho phép ánh sáng xuyên qua, từ đó tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, giúp không gian sống luôn sáng và thoáng.
– Tạo sự riêng tư, kín đáo cho người sử dụng (Từ trong nhà có thể quan sát mọi hoạt động bên ngoài nhưng bên ngoài thì không thể nhìn vào trong).
Nhược điểm
– Dễ bị trầy xước trong quá trình sử dụng và vệ sinh.
– Dễ bị nứt, vỡ nếu vệ sinh và bảo quản không đúng cách.
-
Kính bảo ôn
Ưu điểm
– Có độ bền cao nhờ kết cấu đặc biệt. Điều này giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng, bảo trì.
– Khả năng cách âm tốt; từ đó giúp ngăn cản tiếng ồn hiệu quả, tạo không gian sống yên tĩnh, riêng tư.
– Khả năng cách nhiệt hiệu quả giúp cho ngôi nhà luôn ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
– Có tính thẩm mỹ cao với sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc.
Nhược điểm
– Có thể xảy ra hiện tượng nấm mốc bên trong tấm kính nếu lựa chọn loại kính không đảm bảo về kỹ thuật.
– Khả năng chịu lực của kính phụ thuộc vào độ dày, mỏng.
– Giá thành khá cao so với mức thu nhập của đại bộ phận người tiêu dùng.
>> Xem thêm:
-
Kính hộp xây dựng
Ưu điểm
– Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
– Tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện năng.
– Đáp ứng yêu cầu về tiết kiệm năng lượng cho các công trình xây dựng, nhất là tại các tòa nhà cao tầng.
Nhược điểm
– Độ dày lớn nên có trọng lượng nặng.
– Giá thành cao.
– Quá trình thi công phức tạp hơn so với các loại kính thông thường.
-
Kính cản nhiệt
Ưu điểm
– Có khả năng cân bằng ánh sáng mặt trời chiếu vào, giúp bảo vệ thị lực người sử dụng.
– Được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và phù hợp với mọi phong cách thiết kế.
– Khả năng cản nhiệt tốt và không gây chói mắt như các loại kính khác.
– Có khả năng kiểm soát sự phản chiếu của ánh sáng và ngăn ngừa tia UV giúp bảo vệ hiệu quả đồ đạc cũng như nội thất trong nhà (hạn chế tối đa tình trạng phai màu, xuống cấp).
– Giữ cho nhiệt độ bên trong không gian luôn ổn định, khiến ngôi nhà luôn mát mẻ về mùa hè, ấm về mùa đông.
– Giá thành phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người tiêu dùng.
>> Xem thêm: Những ưu thế đặc biệt của gỗ cẩm lai không phải ai cũng biết
Nhược điểm
– Dễ bị bong tróc, trầy xước và không thể cắt gọt hay uốn cong (với loại kính phủ mềm) nên khi sử dụng cần đo kích thước chuẩn.
– Kính khi sử dụng cho những vị trí mặt tiền tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ giữ nhiệt bên trong gây nóng.
Ứng dụng của các loại kính nội thất
Với tính linh hoạt và độ trong suốt vốn có cùng khả năng truyền sáng cực tốt cùng nhiều ưu điểm vượt trội, kính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của con người. Trong đó mỗi loại kính với đặc tính riêng lại thích hợp cho từng sản phẩm và công trình kiến trúc.
-
Kính dán an toàn
Kính dán an toàn với nhiều đặc tính ưu việt hiện được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, thiết kế nội thất (cả công trình trong và ngoài nhà). Sản phẩm thích hợp để làm cửa sổ, cửa ra vào, mái che, màn chắn mưa, bể cá… tại các hộ gia đình hay văn phòng, cửa hàng…
-
Kính bảo ôn
Kính bảo ôn rất thường được dùng làm vách ngăn phân chia không gian (nhà ở, văn phòng làm việc), cửa kính (cửa sổ, cửa ra vào) nhờ đặc tính cách âm và cách nhiệt tốt.
-
Kính cản nhiệt
Kính cản nhiệt rất được các kiến trúc sư ưa chuộng trong việc làm cửa kính, tường kính nhờ khả năng cách nhiệt cực tốt. Với những gia đình có người già hoặc trẻ nhỏ, việc sử dụng nội thất kính cản nhiệt được cho là giải pháp hiệu quả giúp ngôi nhà luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp về mùa đông.
-
Kính phản quang
Kính phản quang thường được sử dụng để làm cửa kính, mái kính tại các công trình lớn, công trình ngoài trời hay tại những tòa nhà cao tầng nhờ ưu điểm bức xạ nhiệt tốt.
-
Kính cường lực
Với độ bền và tính thẩm mỹ cao, kính cường lực thích hợp làm lan can cầu thang, cầu thang kính, cửa kính, sàn kính, bàn trà, bàn ăn, giá đỡ, kệ sách, tủ đồ trang trí, tủ bếp, tủ trưng bày sản phẩm…
Nội thất kính cường lực góp phần mang đến cho không gian sống nhà bạn vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và thanh lịch.
-
Kính hộp xây dựng
Kính hộp xây dựng có nhiều loại, thích hợp với nhiều công trình xây dựng. Kính thường được dùng là để vách ngăn mặt dựng, cửa nhôm kính hay vách ngăn mặt dựng tại những khu vực công cộng, nơi có nhiều tiếng ồn lớn (bệnh viện, tòa nhà văn phòng, nhà ở hay sân bay, đường sắt…)
Như vậy có thể nói các loại kính dùng trong nội thất không chỉ đảm bảo về độ bền và tính thẩm mỹ mà còn góp phần tạo ra không gian sống hiện đại, sang trọng và thanh lịch.