Gỗ cao su có tốt không và được ứng dụng thế nào trong ngành nội thất?

Gỗ cao su dường như là một cái tên mới mẻ và còn khá lạ ở Việt Nam. Thế nhưng trên thực tế đây lại là loại gỗ được sử dụng khá nhiều và có tính ứng dụng cao trong ngành nội thất. Bài viết dưới đây xin được giới thiệu chi tiết hơn về loại gỗ này.

Gỗ cao su là gì?

Gỗ cao su là loại gỗ cứng có tone màu sáng ánh vàng, thớ gỗ dày và vân gỗ lượn sóng vô cùng bắt mắt. Gỗ được lấy từ thân những cây cao su Hevea brasiliensis – loại cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, thường được trồng để khai thác nhựa (mủ) và gỗ trong các đồn điền cao su.

Gỗ cao su là loại gỗ cứng có tone màu sáng ánh vàng

Gỗ cao su được đánh giá là thân thiện với môi trường và là nguồn nguyên liệu bền vững vì sau khi thu hoạch nhựa, thân cây được dùng để phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.

Gỗ có trọng lượng nhẹ, khả năng chịu nhiệt và chống ẩm tốt. Không những vậy vân gỗ còn rất đẹp nên được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, đặc biệt là dùng để làm nội thất (nội thất chung cư, nội thất nhà phố,nội thất văn phòng…).

Gỗ cao su được chế biến như thế nào?

Gỗ cao su thường được chế biến (lấy) từ những cây cao su lâu năm (có độ tuổi trên 30 năm) và không còn cho mủ nữa. Các thương nhân sau khi đưa cây cao su thanh lý này về nhà máy chế biến gỗ sẽ cưa xẻ chúng thành từng thanh nhỏ để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Cụ thể quy trình sản xuất, chế biến gỗ cao su diễn ra như sau:

Đầu tiên nhà sản xuất sẽ chọn những cây gỗ lâu năm, loại bỏ cành sau đó tách lấy thân và gốc của cây. Phần thân và gốc cây sau đó sẽ đem cưa xẻ để phân loại khuyết điểm và xử lý bằng hóa chất.

Gỗ sẽ được ngâm trong bồn hóa chất với sự pha trộn tỷ lệ thích hợp nhằm tăng độ bền, tính ổn định, đồng thời làm nổi bật màu gỗ và hạn chế mối mọt tấn công. Sau đó, gỗ tiếp tục được xử lý và tẩm trong môi trường chân không.

Gỗ cao su thường được chế biến từ những cây cao su lâu năm

Sau bước xử lý và tẩm trong môi trường chân không, gỗ được vớt ra và đưa vào lò sấy. Bước này cẩn thực hiện cẩn thận, đúng quy trình để đảm bảo độ ẩm thích hợp của gỗ là 12%.

Cuối cùng là bước kiểm tra, phân loại và lưu kho bảo quản sau khi gỗ đã đạt tiêu chuẩn về chất lượng và độ ẩm. Tùy theo nhu cầu thị trường thực tế, các thanh gỗ sấy sẽ được bào, cắt mắt xấu để tạo thành những thanh gỗ dài hoặc những thanh gỗ theo yêu cầu. Ngoài ra gỗ còn được nhám thùng để làm nhẵn bề mặt.

Quy trình sản xuất, chế biến gỗ cao su nếu đảm bảo sẽ tạo ra những tấm gỗ chắc chắn, bền đẹp và có khả năng chống mối mọt, chống ẩm cao và đặc biệt không lo thấm nước.

> Xem thêm:

Tổng hợp những điều cần biết về gỗ xá xị

Bạn đã biết gì về gỗ ghép và những ứng dụng trong thực tế?

Gỗ cao su ghép thanh là gì?

Cây cao su có thân gỗ nhỏ nên để tạo ra những tấm gỗ lớn thì phải ghép lại. Những tấm gỗ đó được gọi là gỗ cao su ghép thanh.

Như vậy gỗ cao su ghép thanh có thể hiểu đơn giản là những tấm gỗ được ghép từ các thanh gỗ cao su tự nhiên (những thanh gỗ nhỏ cắt ra từ cây gỗ cao su tự nhiên) đã qua xử lý kỹ càng. Quá trình ghép được thực hiện bằng keo dán chuyên nghiệp trong điều kiện áp suất và nhiệt độ thích hợp theo dây chuyền hiện đại nhằm tạo nên những tấm gỗ ghép đảm bảo chất lượng nhất.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc tạo ra những thanh gỗ cao su ghép đã trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Trước sự khan hiếm của gỗ tự nhiên (như gỗ gõ đỏ, xá xị, cẩm lai, gỗ sưa…), nó đã và đang trở thành nguồn nguyên liệu hữu ích được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.

Gỗ cao su ghép thanh là những tấm gỗ được ghép từ các thanh gỗ cao su tự nhiên

Hiện có 3 kiểu ghép gỗ cao su phổ biến nhất là:

Kiểu ghép gỗ song song

Đây là kiểu ghép nối song song sử dụng những thanh gỗ thẳng có cùng chiều dài (chiều rộng có thể tùy thích) nhằm tạo nên những tấm ván gỗ theo mục đích sử dụng.

Ghép gỗ mặt (đầu nối)

Ghép gỗ mặt hay còn gọi là ghép đầu nối (nối đầu). Cách ghép này áp dụng cho những thanh gỗ khác nhau về độ dài nhưng có cùng độ dày.

Để ghép gỗ mặt, người thực hiện cần đánh mộng ở 2 đầu thanh gỗ sau đó xẻ tạo răng so le và ghép lần lượt để tạo nên những tấm gỗ dài hơn.

Ghép cạnh

Cách ghép này thực hiện gần giống như ghép mặt. Điểm khác duy nhất là ở 2 đầu mỗi tấm ván gỗ ngắn được cắt hình răng rồi ghép lại thành thanh gỗ dài lần lượt theo ý muốn.

Gỗ cao su có tốt không?

Gỗ cao su có tốt không?

Để có đánh giá khách quan nhất về gỗ cao su cũng như tự trả lời cho câu hỏi gỗ cao su có tốt không, xin mời mọi người cùng tìm hiểu những ưu, nhược điểm của loại gỗ này trong phần tiếp theo của bài viết.

>> Xem thêm:

Sức ảnh hưởng lớn của gỗ xoan đào đối với cuộc sống của con người

Gỗ hương xám có tốt không và thường dùng để làm gì?

Ưu điểm

– Màu sắc đẹp và phong phú (màu ánh vàng từ xám sáng đến nâu), vân gỗ bắt mắt.

– Chất lượng gỗ tốt, mềm mại, dẻo dai, thanh thoát, có tính đàn hồi cao mà vẫn đảm bảo độ cứng chắc, bền bỉ theo thời gian.

– Gỗ có thể dễ dàng tạo hình và uốn cong theo nhiều kiểu dáng mà không lo bị đứt gãy.

– Thân thiện với môi trường, chịu nhiệt tốt, đặc biệt là có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá và các vật liệu cháy nổ.

– Gỗ có độ bền cao và ít bị biến dạng.

– Có khả năng chống ẩm cũng như các tác động của môi trường có độ ẩm cao do cấu tạo của gỗ không ngậm nước.

– Thích hợp sử dụng để sản xuất nội thất cho nhiều không gian khác nhau.

– Giá thành rẻ, thích hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình.

Nhược điểm

– Không có sự đồng nhất về màu sắc và đường vân (vì được sử dụng theo dạng ván ép).

– Độ cứng và tuổi thọ của gỗ  không cao so với các dòng gỗ tự nhiên quý hiếm khác.

– Trước khi đưa vào sản xuất cần được xử lý mối mọt mới có thể đảm bảo về độ bền.

Gỗ cao su có đắt không?

Giá gỗ cao su được đánh giá là khá rẻ

So với các loại gỗ tự nhiên khác, gỗ cao su được đánh giá là khá rẻ. Theo một số thông tin chính thống, giá thu mua gỗ cao su phụ thuộc vào kích thước cây cũng như khu vực trồng và thường dao động từ 600.000 đến 700.000 VNĐ/cây. Riêng đối với những cây có tuổi đời trên 20 năm mức giá có thể lên đến 2 triệu đồng/cây.

> Có thể bạn quan tâm:

Khám phá đặc điểm và vai trò của gỗ mun đối với cuộc sống con người

Vai trò của gỗ thông và những ưu thế tuyệt vời trong sản xuất nội thất

Ứng dụng của gỗ cao su trong nội thất

Vì có giá thành rẻ, trong khi gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm nên nhu cầu sử dụng gỗ cao su đang có chiều hướng gia tăng, nhất là trong ngành nội thất.

Nội thất gia đình

Trong các gia đình hiện nay, nội thất gỗ cao su ngày càng nhiều và được sử dụng cho hầu hết các không gian (từ phòng khách, bếp đến phòng ngủ hay phòng thờ…).

Với đặc tính chống ẩm, chịu nhiệt cao, không gây cháy nổ, lại có tính đàn hồi, co dãn tốt nên gỗ cao su rất thích hợp để sản xuất các vật dụng sử dụng trong gia đình như: bàn ghế ăn, kệ tivi, giường ngủ, sofa, tủ quần áo, kệ sách, tủ giày…

Kiểu bàn ghế ăn xếp gọn được làm từ gỗ cao su

Các sản phẩm nội thất gia đình làm từ gỗ cao su với kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, màu sắc đẹp cùng vân gỗ bắt mắt góp phần tạo vẻ đẹp sang trọng cho không gian. Đặc biệt gỗ nếu được xử lý cẩn thận vẫn đảm bảo vệ độ bền cao trong khi giá thành lại rẻ.

>> Xem thêm:

Gỗ nhựa – Vật liệu giá rẻ thay thế hoàn toàn cho gỗ tự nhiên

Tại sao gỗ sao được sử dụng nhiều trong sản xuất nội – ngoại thất?

Nội thất biệt thự

Gỗ cao su là vật liệu “bình dân” với mức giá rẻ được lấy từ những cây cao su lâu năm (cây thanh lý) không còn cho mủ nữa. Vì vậy nhiều người nghĩ rằng nó sẽ chỉ được dùng để sản xuất nội thất cho nhà phố, chung cư chứ không phải nơi cao cấp như không gian biệt thự.

Tuy nhiên nếu biết cách sử dụng hợp lý mọi người vẫn có thể sử dụng gỗ sao su cho những căn biệt thự cao cấp. Đặc biệt gỗ cao su với nhiều đặc tính nổi bật, nếu được xử lý cẩn thận trước khi đưa vào sản xuất vẫn có thể tạo nên những sản phẩm bền đẹp như ý muốn.

Nếu biết cách sử dụng hợp lý mọi người vẫn có thể sử dụng gỗ sao su cho những căn biệt thự cao cấp

Trong các căn biệt thự, nội thất gỗ cao su được sử dụng không hề ít. Trong đó có một số sản phẩm tiêu biểu như: bàn ghế ăn, tủ giày, kệ trang trí, kệ sách, bàn làm việc (phòng làm việc)… Những sản phẩm này với thiết kế đa dạng cùng vân gỗ bắt mắt chắc chắn sẽ tạo ấn tượng mới lạ cho không gian biệt thự.

Nội thất văn phòng

Không chỉ được ứng dụng trong nội thất gia đình, biệt thự, gỗ cao su còn được sử dụng khá nhiều trong các thiết kế nội thất văn phòng.

Nội thất văn phòng làm từ gỗ cao su được đánh giá cao trước hết nhờ giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư. Bên cạnh đó, màu sắc tươi sáng, nhã nhặn của gỗ cao su còn giúp văn phòng làm việc trở nên sáng sủa, thoáng đãng và tràn đầy sức sống.

Gỗ cao su được sử dụng khá nhiều trong thiết kế nội thất văn phòng

Một số sản phẩm nội thất văn phòng làm từ gỗ cao su được sử dụng phổ biến hiện nay là: Bàn làm việc của nhân viên, kệ sách, kệ trang trí, tủ hồ sơ…

Tóm lại gỗ cao su là loại gỗ có giá thành rẻ, thân thiện với môi trường và việc sử dụng nội thất gỗ cao su được cho là cách tiết kiệm chi phí mà mọi người nên tham khảo.

Nếu muốn được tư vấn kỹ hơn về gỗ cao su cũng như sử dụng nội thất gỗ cao su thế nào cho hợp lý, mọi người có thể gọi đến số điện thoại 0764115111.

Bài viết liên quan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *