Trong không gian nhộn nhịp và hiện đại của cuộc sống, việc trở về cội nguồn, giữ gìn và truyền lại những giá trị truyền thống là điều vô cùng quan trọng. Anh Đào Ngọc Long, một người con đầy hiếu thảo và sâu sắc, đã quyết tâm xây dựng một ngôi nhà thờ tổ để làm nơi sum vầy của con cháu mỗi dịp lễ Tết và cũng là một di sản để lại cho thế hệ sau.
Nội thất AV tự hào là đơn vị đồng hành cùng chủ đầu tư trong suốt quá trình thi công phần thô cũng như thiết kế nội thất. Hãy cùng AV chiêm ngưỡng một số hình ảnh dự án đang trong quá trình thi công phần thô được AV giám sát và lên phương án thiết kế nội thất phù hợp, sát thực nhất.
I. Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách Indochine với những điểm nhấn ấn tượng
Chọn thiết kế ngôi nhà thờ tổ và cũng là nơi sum họp, quây quần của con cháu theo phong cách Indochine (còn gọi là phong cách Đông Dương), anh Long mong muốn mang đến sự mới lạ, ấn tượng cho ngôi nhà của mình nhưng vẫn phải giữ những nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Trao đổi với Nội thất AV, anh Long chia sẻ: Anh muốn ngôi nhà của mình được thiết kế sáng tạo nhưng không quá khác biệt, vừa có sự hòa quyện giữa nét thanh lịch, tiện nghi của phương Tây mà vẫn mộc mạc, gần gũi mang nét phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng.
Nắm bắt tinh thần cũng như mong muốn của chủ đầu tư, dựa trên cơ sở khảo sát thực tế, KTS Nội thất AV đã tư vấn và đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhất. Một số nét chủ yếu trong phương án thiết kế này được AV chia sẻ với anh Long như sau:
- Về hoa văn: Trao đổi với đội ngũ KTS của AV, anh Long mong muốn hoa văn của ngôi nhà thiết kế theo phong cách Indochine của mình phải thật tinh xảo với các họa tiết được chạm khắc thật tỉ mỉ trên gỗ và kim loại nhằm thể hiện sự tôn kính đối với nghệ thuật thủ công truyền thống và cũng là thể hiện sự ấn tượng, khác biệt của ngôi nhà vừa để thờ tổ, vừa là chốn đi về của con cháu, người thân trong gia đình anh.
- Về sàn nhà: Gia chủ muốn lát sàn gạch bông với hoa văn độc đáo giúp tạo điểm nhấn thẩm mỹ đồng thời mang đến cảm giác ấm cúng, thân quen cho các thành viên trong nhà mỗi khi trở về. Không những vậy đây cũng là nét đặc trưng rất riêng thể hiện sự giao thoa văn hóa Đông – Tây rất rõ trong các công trình kiến trúc theo phong cách Indochine.
- Đảm bảo ngôi nhà luôn thông thoáng và tràn ngập ánh sáng tự nhiên: Với mong muốn tạo ra không gian sống thoải mái mà vẫn đảm bảo nét đẹp hoài cổ, trang nhã, anh Long yêu cầu thiết kế cửa sổ lớn với hành lang thoáng để ngôi nhà tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí tốt.
Như vậy có thể thấy trong ngôi nhà thờ tổ của gia chủ, từng chi tiết, hoa văn với những điểm nhấn thiết kế thể hiện rõ phong cách Indochine với những nét chạm trổ công phu cùng những mảng tường được trang trí nhẹ nhàng mà tinh tế. Mỗi chi tiết là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thẩm mỹ và chức năng, tạo nên một không gian vừa đủ đầy sự sang trọng, vừa đậm chất truyền thống. Từ những yêu cầu này trong thiết kế chắc hẳn bạn sẽ hình dung được phần nào nét đẹp đậm chất Á Đông mà vẫn pha chút “Tây” hiện đại của ngôi nhà cổ sau khi hoàn thiện thi công sau bản vẽ – một ngôi nhà vừa cổ vừa mới lạ mà bất cứ ai cũng sẽ thích.
II. Những điểm đặc biệt trong thiết kế của ngôi nhà thờ tổ
Do có đặc điểm hạn chế về chiều ngang (mặt tiền chỉ 2,8m) như bất cứ căn nhà ống nào khác nên trong phần trao đổi về yêu cầu thiết kế nội thất, chủ đầu tư và đơn vị thực hiện (Nội thất AV) đã thống nhất thiết kế giếng trời thoáng mát thông 3 tầng cho căn nhà ống 3 tầng 1 tum.
Có thể nói một trong những điểm nhấn ấn tượng và nổi bật nhất trong kiến trúc của ngôi nhà thờ tổ chính là giếng trời nằm phía sau nhà và chạy xuyên qua cả 4 tầng. Giếng trời không chỉ giúp lấy ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm năng lượng mà còn hỗ trợ thông gió hiệu quả, giữ cho không gian luôn thông thoáng, mát mẻ. Đặc biệt, cầu thang được bố trí dưới giếng trời giúp tận dụng tối đa ánh sáng và gió trời, biến không gian chuyển tiếp giữa các tầng trở vừa sáng sủa, lại vừa thoải mái và mới lạ.
Nói về vai trò của giếng trời, nó không chỉ đóng vai trò chức năng (thông gió và lấy ánh sáng) mà còn là một biểu tượng kiến trúc kết nối các phần trong ngôi nhà. Không những vậy, nó còn tạo ra một trục giao hòa với thiên nhiên; mang đến cảm giác thư thái, yên bình cho gia chủ và các thành viên trong nhà. Điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng hơn khi đây là vừa nhà thờ tổ, vừa là chốn đi về, sum vầy và thư giãn của con cháu – nơi rất cần sự tĩnh lặng và trang nghiêm.
III. Một số khó khăn trong quá trình thi công khiến quá trình thiết kế cần cân nhắc thật kỹ càng
Đồng hành cùng chủ đầu tư trong suốt quá trình kể từ khi khảo sát thực tế đến giám sát thi công phần thô như hiện tại, AV đã đúc rút ra một số hạn chế của căn nhà khiến quá trình thi công gặp khó khăn và điều này cũng khiến quá trình thiết kế và thi công nội thất sau đó cần hết sức cẩn thận và cân nhắc kỹ càng để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chất lượng công trình.
Cụ thể một số khó khăn trong quá trình thi công như sau:
1. Diện tích đất hẹp
Việc xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà thờ tổ này không phải là một công việc dễ dàng. Trong đó, diện tích đất hẹp là một trong những thách thức lớn nhất, buộc đội ngũ thi công phải tính toán kỹ lưỡng để tối ưu hóa không gian mà vẫn đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ.
2. Hệ thống móng nông
Một vấn đề khác là hệ thống móng nhà. Móng nhà bên cạnh chỉ đào sâu khoảng 50cm, điều này đã làm tăng tính phức tạp khi xây dựng móng cho ngôi nhà. Để tránh hiện tượng sụt lún và đảm bảo cân bằng tải trọng, đội thi công phải điều chỉnh độ sâu của móng tương ứng với các nhà bên cạnh. Đây là một công việc đòi hỏi sự cẩn trọng và chuyên môn cao, vì chỉ cần sai sót nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cấu trúc tổng thể.
3. Hệ thống nước chưa được đồng bộ
Ngoài ra, hệ thống nước chưa được đồng bộ từ trước đã gây tình trạng tắc nghẽn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thi công và đòi hỏi phải xử lý triệt để trước khi tiếp tục các công đoạn khác. Việc đồng bộ hóa hệ thống nước là một phần không thể thiếu để đảm bảo sự thoải mái và bền vững cho ngôi nhà trong dài hạn.
IV. Làm thế nào để biến khó khăn thành lợi thế?
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công, ngôi nhà thờ tổ vẫn được xây dựng một cách hài hòa và hợp lý. Việc bố trí không gian được tính toán sao cho mỗi khu vực đều phục vụ đúng mục đích nhưng vẫn tạo ra tổng thể gắn kết. Phòng thờ được đặt tại vị trí trung tâm, nơi linh thiêng nhất trong nhà, giúp gia chủ dễ dàng thực hiện các nghi thức truyền thống.
Các không gian sinh hoạt chung được bố trí gần giếng trời và cầu thang để tận dụng ánh sáng cũng như gió trời. Điều này tạo ra môi trường sống gần gũi với thiên nhiên, giúp các thành viên trong nhà có thể thư giãn và tận hưởng khoảnh khắc sum vầy ấm cúng, nhất là vào những dịp Lễ Tết.
Nội thất AV được gia chủ tin tưởng chọn làm đơn vị giám sát công trình thi công này và đội ngũ giám sát của AV thường xuyên đến khảo sát, nắm bắt hiện trạng để kịp thời đưa ra phương án thi công tối ưu và điều chỉnh sai sót nếu có, hạn chế những phát sinh không cần thiết. Điều này không chỉ giúp quá trình thi công của gia chủ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm chi phí đồng thời cũng là bước đệm giúp cho việc lên phương án thiết kế và thi công nội thất sau đó diễn ra hiệu quả nhất và đảm bảo chất lượng.
AV tin rằng ngôi nhà thờ tổ này không chỉ đơn thuần là một công trình kiến trúc mà còn là biểu tượng cho lòng hiếu thảo, sự kính trọng của gia chủ đối với tổ tiên. Với sự chăm chút từ chi tiết nhỏ nhất cùng quá trình làm việc tận tâm, trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn trong thi công của đội ngũ giám sát, KTS và thợ thi công, ngôi nhà hứa hẹn sẽ là tổ ấm gắn kết gia đình vào mỗi dịp lễ Tết, đồng thời là nơi lưu giữ và truyền lại những giá trị văn hóa cho các thế hệ mai sau.