Vật liệu kính cường lực và những điều cần biết!

Kính cường lực từ lâu đã là vật liệu quen thuộc được nhiều người biết đến. Vật liệu này ngày càng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng cũng như trang trí nội ngoại thất. Tuy nhiên để hiểu cặn kẽ và tường tận về vật liệu kính cường lực thì không phải ai cũng biết.

Vật liệu kính cường lực là gì?

Kính cường lực là một dạng kính thông thường nhưng được gia công ở nhiệt độ cao (từ 600 đến 700 độ C) sau đó chuyển sang lò mát để làm lạnh đột ngột bằng khí nén. Chính nhờ quy trình sản xuất này mà kính có khả năng chịu nhiệt, chịu lực va đập cực lớn đồng thời hạn chế vỡ do ứng suất nhiệt cũng như mọi tác động của thời tiết.

Kính cường lực là một dạng kính thông thường nhưng được gia công ở nhiệt độ cao

Theo các chuyên gia, bề mặt kính cường lực có thể chịu được lực từ 69 megapascal đến 10.000 psi và không hề dễ vỡ. Trong trường hợp nếu có vỡ kính sẽ biến thành những hạt tròn nhỏ không gây sát thương cho người sử dụng.

Kính cường lực được tạo nên từ nguyên liệu nào?

Kính cường lực được tạo nên từ nguyên liệu chính là kính thường (có độ dày từ 3 đến 15mm) cùng một số nguyên liệu khác như: Soda hoặc Potash, vôi hoặc phấn (Ca CO3), cát tinh khiết (SiO2), hỗn hợp silicat của natri, kali và canxi…

Kính cường lực được đánh giá cao về độ bền, tính thẩm mỹ với khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt. Không những vậy đây còn là vật liệu an toàn cho người sử dụng bởi bề mặt kính được ép chặt do trong quá trình sản xuất được nung nóng và làm lạnh đột ngột.

Phân loại vật liệu kính cường lực

Kính cường lực được phân theo độ dày và theo quy trình sản xuất. Mỗi loại có độ cứng, khả năng chịu lực khác nhau nhưng đều đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ và sự an toàn cho người sử dụng.

Phân loại kính cường lực theo độ dày

Nếu phân theo độ dày kính cường lực sẽ có các loại cơ bản sau: Kính cường lực 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 19mm…

Phân loại kính cường lực theo quy trình sản xuất

Kính cường lực nếu phân theo quy trình sản xuất bao gồm: kính bán cường lực và kính cường lực hoàn toàn.

– Kính cường lực hoàn toàn được sản xuất theo quy trình hiện đại (cắt, mài, khoan, rửa) và có khả năng chịu lực cao gấp 4 đến 5 lần so với kính thông thường.

– Kính bán cường lực được tôi luyện giống như kính cường lực hoàn toàn nhưng khác ở quy trình làm nguội. Chính vì vậy độ bền và khả năng chịu lực của kính thấp hơn (chỉ cao gấp 2 đến 3 lần so với kính thường).

Cách nhận biết vật liệu kính cường lực

Có nhiều cách để nhận biết kính cường lực. Dưới đây là 2 cách phổ biến nhất thường được sử dụng:

– Nhận biết bằng mắt thường

Bằng mắt thường khi nhìn nghiêng mọi người sẽ thấy kính cường lực hơi cong và không phẳng như kính thường. Bên cạnh đó hầu như các góc cạnh của kính đã được mài và bo tròn (khác với kính thông thường thường vuông sắc cạnh).

– Nhận biết bằng cách khác

Để nhận biết kính cường lực mọi người cũng có thể gõ nhẹ vào bề mặt tấm kính (lưu ý không được gõ vào cạnh hay góc tấm kính). Nếu là kính đạt chuẩn sẽ tạo ra tiếng vang.

Kính cường lực khi nhìn nghiêng bằng mắt thường sẽ thấy hơi cong

Ưu, nhược điểm của kính cường lực

Ưu điểm

– Có độ cứng cao với khả năng chịu lực, chịu va đập và chống rung tốt. Khả năng chịu lực của kính cao gấp 4 đến 5 lần so với kính thông thường có cùng độ dày. Có được điều này chính là nhờ quá trình tôi luyện đặc biệt tạo nên ứng suất nén trên bề mặt.

– Khả năng chịu nhiệt tốt (có thể chịu được sự thay đổi và chênh lệch về nhiêt độ lên đến 200 độ C).

– Có tính thẩm mỹ cao với sự đa dạng về màu sắc, chủng loại, mẫu mã và phù hợp cho nhiều công trình kiến trúc.

– Do độ trong suốt cao nên kính có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, giúp không gian luôn sáng thoáng.

– Bề mặt kính luôn sáng bóng khiến việc vệ sinh trở nên đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng.

– Không bị cong vênh, biến dạng trong quá trình sử dụng.

– Khả năng cách âm tốt và tùy thuộc vào độ dày của kính.

– Thời gian thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí

– An toàn khi sử dụng bởi kính rất khó vỡ và nếu có vỡ sẽ biến thành các hạt tròn nhỏ, rời, không sắc cạnh, không gây thương tích.

Kính cường lực an toàn cho người sử dụng vì khi vỡ sẽ biến thành những hạt tròn nhỏ không gây sát thương

Nhược điểm

– Giá thành cao do quy trình sản xuất phức tạp, trải qua nhiều công đoạn.

– Khó tận dụng, sử dụng lại.

Quy trình sản xuất vật liệu kính cường lực

Kính cường lực trải qua quy trình sản xuất công phu với các bước được kiểm tra nghiêm ngặt dưới đây:

  1. Cắt kính

Đây là bước đầu tiên trong quy trình sản xuất kính cường lực và cần thực hiện cẩn thận với mọi thiết kế cần chuẩn chỉnh, chính xác ngay từ đầu. Đó là bởi sau khi tôi nhiệt kính sẽ không thể đục đẽo hay thay đổi lại kích thước theo ý muốn.

Theo đó trước hết nhà sản xuất sẽ chọn tấm kính nguyên bản với độ dày thích hợp sau đó đưa lên máy cắt và điều chỉnh kích thước theo đơn đặt hàng. Trong bước này, kính cũng có thể được khoan theo nhu cầu người sử dụng.

  1. Gia công bề mặt kính

Bước này có tác dụng đảm bảo độ an toàn, hạn chế thấp nhất tính sát thương của kính. Theo đó nhà sản xuất sẽ làm sạch nguyên liệu sau đó sấy khô để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn cũng như những khuyết tật trên bề mặt kính.

Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể các cạnh của kính sẽ được mài đơn cạnh, song cạnh, vát cạnh hoặc mài trục khuỷu nhằm tránh gây sát thương cho người sử dụng.

Quy trình sản xuất kính cường lực diễn ra với nhiều công đoạn

  1. Rửa, sấy và kiểm tra chất lượng kính

Đây là công đoạn không thể bỏ qua giúp loại bỏ triệt để mọi khuyết tật trên bề mặt kính sau khi tôi. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng cần kiểm tra cẩn thận chất lượng kính ở bước này (có đạt yêu cầu hay không). Nếu có sai sót hoặc cần bổ sung gì thì phải thực hiện ngay bởi sau bước này kính sẽ được gia nhiệt và không thể sữa chữa bất kỳ sai sót nào nếu có.

  1. Gia nhiệt

Hiện có 3 phương pháp gia nhiệt là gia nhiệt bức xạ, gia nhiệt bức xạ và đối lưu, gia nhiệt đối lưu hoàn toàn. Trong đó gia nhiệt bức xạ thực hiện trực tiếp bằng hệ thống dây mayso, gia nhiệt bức xạ và đối lưu kết hợp hệ thống mayso và hệ thống quạt gió còn gia nhiệt đối lưu hoàn toàn sử dụng hệ thống quạt để thổi khí nóng đều tới tất cả các điểm trên bề mặt kính.

Sau quá trình gia nhiệt, kính sẽ được làm nguội bằng hệ thống quạt thổi công suất lớn. Khi đó luồng khí lạnh sẽ được thổi đều trên bề mặt kính giúp cho khả năng chịu lực của kính được tốt hơn.

  1. Tạo thành phẩm

Kết thúc quy trình sản xuất, kính sẽ được lấy ra và đem đi kiểm tra, xuất xưởng. Thành phẩm kính cường lực sau khi được tạo ra phải đạt tiêu chuẩn TCVN-7455, có đóng tem chính hãng và bảo quản theo đúng quy trình.

Giá vật liệu kính cường lực

Giá kính cường lực phụ thuộc vào từng loại kính cũng như từng thời điểm và nhà cung cấp. Dưới đây là bảng giá một số loại kính cường lực mọi người có thể tham khảo (Đơn vị tính m2 – VNĐ).

– Kính cường lực 8mm phôi Việt Nhật: 320.000VNĐ.

– Kính cường lực 10mm phôi Việt Nhật: 400.000VNĐ.

– Kính cường lực 12mm phôi Việt Nhật: 470.000VNĐ.

– Kính cường lực 15mm phôi Việt Nhật: 1.250.000VNĐ.

Để biết chi tiết kính cường lực bao nhiêu 1m2 mọi người có thể gọi đến số điện thoại 0764115111 để được tư vấn cụ thể hơn.

Ứng dụng của vật liệu kính cường lực

Với tính thẩm mỹ cùng độ bền cao, kính cường lực đang là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhiều công trình (bao gồm cả công trình xây dựng, thiết kế nội thất từ đơn giản đến phức tạp với quy mô lớn nhỉ đa dạng).

Một số ứng dụng phổ biến không thể không nhắc đến của kính cường lực là: làm cửa kính (cửa sổ, cửa ra vào), lan can kính, tủ kính, bàn trà kính, bàn ăn kính, vách ngăn kính, vách tắm kính.

Kính cường lực được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hạng mục công trình: nhà ở, văn phòng, cửa hàng, trung tâm thương mại… với nhiều sản phẩm nội thất độc đáo, góp phần đem đến tính thẩm mỹ và chất lượng cho công trình.

Không những vậy, tính ứng dụng của vật liệu kính cường lực ngày càng trở nên phong phú hơn. Ngày nay nó còn được sử dụng phổ biến trong các dòng điện thoại smartphone hoặc dùng làm kính màn hình của các thương hiệu điện thoại khác như Samsung, iPhone hay Sony…

Kính cường lực được dùng trong các dòng điện thoại smartphone hoặc làm kính màn hình của các thương hiệu điện thoại khác

Ứng dụng của vật liệu kính cường lực

Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất của kính cường lực:

  1. Cửa kính

Nói đến cửa kính cường lực thường mọi người sẽ nghĩ ngay đến cửa ra vào hay cửa sổ. Loại cửa này có thể được sử dụng trong các công trình nhà ở hoặc các trung tâm thương mại, các công trình công cộng, công trình lớn… cần chắn bụi, gió mà vẫn đảm bảo lấy ánh sáng.

Vật liệu làm cửa kính cường lực không chỉ giúp “cơi nới không gian”, khiến không gian thêm sáng thoáng mà còn tạo hiệu ứng thẩm mỹ, tăng tính sang trọng và vẻ đẹp hiện đại cho công trình.

Cửa kính cường lực giúp chắn bụi, gió tốt mà vẫn đảm bảo độ sáng thoáng cho không gian

  1. Vách tắm kính

Vách tắm kính thường được sử dụng nhiều trong các hộ gia đình hay phòng tắm khách sạn. Sản phẩm góp phần mang đến vẻ đẹp hiện đại cùng không gian sạch sẽ, khô thoáng cho phòng vệ sinh.

  1. Vách ngăn kính

Vách ngăn kính hiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình (nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại…) với mục đích phân chia không gian nhưng vẫn đảm bảo tính liên kết.

Đặc biệt vách ngăn kính không tạo cảm giác bí bách, nặng nề như khi dùng các vật liệu khác và có khả năng tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, đồng thời tạo cảm giác sáng thoáng, rộng rãi cho không gian.

Vách ngăn kính cường lực

  1. Bàn kính

Bàn kính cũng là một trong những ứng dụng phổ biến của kính cường lực. Theo đó vật liệu này có thể dùng để làm bàn trà phòng khách, bàn ăn phòng bếp…

Độ bền cao, khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt cùng sự đa dạng về màu sắc của kính cường lực khiến chúng trở thành vật liệu lý tưởng để làm các loại mặt bàn kính. Sản phẩm góp phần tăng vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho không gian.

Như vậy vật liệu kính cường lực được đánh giá cao về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Không những vậy đây còn là vật liệu an toàn khi sử dụng bởi đã trải qua quy trình sản xuất công phu dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt.

Tuy nhiên cũng chính bởi ưu điểm trên mà giá thành của kính cường lực khá cao và nếu không biết cách sử dụng vẫn có thể gây hại. Chính vì vậy nếu có nhu cầu sử dụng loại kính này mọi người cần tìm hiểu kỹ và có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia.

Bài viết liên quan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *