Thiết kế văn phòng trong nhà xưởng được cho là giải pháp lý tưởng cho những doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng, nhà máy sản xuất quy mô lớn nhưng lại thiếu hoặc chưa có văn phòng riêng. Mô hình thiết kế này đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nên hiện được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.
I. Thế nào là thiết kế văn phòng trong nhà xưởng?
Thiết kế văn phòng trong nhà xưởng là kiểu sắp xếp, bố trí không gian làm việc/tiếp khách ngay tại nhà máy/xưởng sản xuất. Đây là việc tạo mô hình làm việc chuyên nghiệp, thoải mái, tối ưu công năng và tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
Mục tiêu của mô hình thiết kế văn phòng như trên là nhằm đáp ứng đầy đủ các điều kiện về mặt bằng, kiến trúc, công năng sử dụng cũng như đảm bảo sự tách biệt nhất định giữa 2 khu vực (văn phòng và nhà xưởng) nhằm tạo không gian làm việc, sản xuất hiệu quả mà không ảnh hưởng đến nhau.
Xem thêm: Báo giá thiết kế thi công nội thất văn phòng trọn gói
II. Đặc điểm của thiết kế nhà xưởng kết hợp văn phòng
1. Ưu điểm
- Tạo sự thuận tiện trong quá trình làm việc, trao đổi giữa khối sản xuất và văn phòng: Mô hình thiết kế văn phòng và nhà xưởng trong cùng một tòa nhà giúp việc trao đổi thông tin, giải quyết công việc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn tạo sự linh hoạt; giúp các bộ phận dễ dàng tương tác, thảo luận và nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch, giải đáp thắc mắc khi cần.
- Tận dụng không gian sẵn có: Thiết kế văn phòng nhà xưởng tận dụng tối đa không gian sẵn có nên tiết kiệm đáng kể diện tích xây dựng (so với việc phải thiết kế văn phòng ở khu vực riêng biệt khác). Theo đó, chủ đầu tư có thể bố trí từng không gian và các tiện ích phù hợp để vừa giảm thiểu diện tích cần thiết cho từng phần riêng biệt, lại tạo không gian cho nhà xưởng.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư: Một trong những ưu điểm nổi bật của mô hình thiết kế văn phòng trong nhà xưởng là tiết kiệm chi phí đầu tư bởi việc tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có (hệ thống điện, nước, hệ thống làm mát, thông gió…) cũng như vật liệu xây dựng và chi phí nhân công…
- Dễ dàng trong việc quản lý: Đây là một trong những lợi thế lớn của kiểu văn phòng được đặt trong nhà xưởng bởi khi đó lãnh đạo/cấp quản lý có thể nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận, giám sát, kiểm tra và xử lý các hoạt động sản xuất tại nhà máy cũng như quy trình làm việc tại văn phòng mà không cần phải di chuyển xa hay đi lại nhiều.
Xem thêm: Dịch vụ thi công nội thất văn phòng chuyên nghiệp
2. Nhược điểm
- Thiếu ánh sáng và thông gió kém: Bên cạnh những ưu điểm; thiết kế nhà xưởng kết hợp văn phòng có thể bị thiếu ánh sáng tự nhiên, khả năng lưu thông khí/gió kém khiến môi trường làm việc ngột ngạt, bí bách.
- Bụi bặm, ồn ào: Văn phòng trong nhà máy thường có nhiều tiếng ồn và bụi bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên (gây căng thẳng, khó tập trung khi làm việc).
- Khó khăn trong việc bố trí và mở rộng không gian: Thiết kế văn phòng trong nhà xưởng gây khó khăn trong việc bố trí, mở rộng diện tích văn phòng bởi sự hạn chế về không gian và kết cấu nhà xưởng. Mặt khác, việc bố trí văn phòng trong nhà xưởng thường cố định nên việc thay theo nhu cầu sử dụng sẽ rất khó khăn.
III. Những điều cần lưu ý khi thiết kế văn phòng nhà xưởng
1. Bố trí khoa học, tích hợp nhiều công năng
Khi thiết kế văn phòng nhà xưởng cần bố trí không gian khoa học với việc phân chia khu vực hợp lý nhằm tạo sự riêng tư trong quá trình làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn… của nhân viên văn phòng và đội ngũ thợ nhà xưởng.
Bên cạnh đó văn phòng, nhà xưởng cần được thiết kế tích hợp nhiều công năng sử dụng và tối ưu không gian. Theo đó với một số khu vực, phòng ban cần được trang bị hệ thống cách âm, cách nhiệt và chống nóng… nhằm tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hứng khởi đồng thời tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, đối tác khi đến tham quan, trao đổi công việc…
2. Đảm bảo an toàn cho văn phòng và nhà xưởng
An toàn luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong bất cứ công trình nào, đặc biệt với mô hình kết hợp văn phòng và nhà xưởng điều này càng được chú ý nhiều hơn.
Theo đó khi thiết kế văn phòng trong nhà xưởng hãy bố trí hệ thống cứu hỏa, hệ thống thoát hiểm, các thiết bị chữa cháy (bình cứu hỏa, bình chữa cháy, van chữa cháy…) ở đúng vị trí, dễ tiếp cận và hoạt động hiệu quả khi có sự cố xảy ra.
3. Tạo không gian làm việc mở với tính linh hoạt cao
Văn phòng làm việc mở với tính linh hoạt cao phù hợp với mọi mô hình, loại hình văn phòng nhất là văn phòng đặt trong nhà xưởng. Điều này giúp tăng sự tương tác, kết nối và dễ dàng chia sẻ, phối hợp công việc hiệu quả giữa các cá nhân, phòng ban công ty.
Theo đó để tạo không gian làm việc mở, linh hoạt khi thiết kế nhà xưởng kết hợp văn phòng mọi người có thể sử dụng các vách ngăn di động hoặc nội thất đa năng, nội thất xếp gọn hoặc dễ di chuyển nhằm tạo không gian làm việc thoải mái, thoáng đãng và đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi người.
4. Hạn chế tối đa tiếng ồn
Tiếng ồn là một trong những hạn chế thường được nhắc đến khi nói về mô hình thiết kế văn phòng trong nhà xưởng. Điều này ảnh hưởng lớn đến môi trường, hiệu quả làm việc và điều này cần được kiểm soát bẳng nhiều cách khác nhau.
Một số cách để hạn chế tiếng ồn hiệu quả cho văn phòng đặt trong nhà xưởng là: sử dụng vật liệu cách âm (cho vách ngăn, sàn nhà, trần nhà…), hệ thống lọc âm (tấm chắn âm, bộ giảm âm, ống dẫn gió cách âm…) để xử lý tiếng ồn trực tiếp từ nguồn phát.
5. Tạo tính bảo mật cho văn phòng
Thiết kế văn phòng nhà xưởng cần đảm bảo an ninh và tính bảo mật nhằm bảo vệ tài sản cũng như dữ liệu của công ty. Theo đó cần lắp đặt hệ thống camera (đặc biệt ở khu quan trọng), bố trí đội bảo vệ chuyên nghiệp để giám sát, kiểm soát quyền truy cập vào văn phòng.
Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng hệ thống khóa an toàn (khóa điện tử, khóa vân tay, thẻ thông minh…), thiết lập chính sách bảo mật dữ liệu, đào tạo nhân viên về an ninh và bảo mật (hướng dẫn nhân viên về xử lý thông tin, phòng ngừa tấn công mạng, quy trình báo cáo sự cố an ninh…).
IV. Dự án thiết kế, thi công nội thất văn phòng nhà xưởng tại Nội thất AV
1. Thông tin dự án
- Dự án: Văn phòng nhà xưởng Texhong, Quảng Ninh
- Chủ đầu tư: Anh Minh
- Leader: Dũng Dương
- Kiến trúc sư: Hồng Sơn
2. Hình ảnh 3D dự án
V. Nội thất AV – Đơn vị thiết kế, thi công, cải tạo nội thất Chuyên Nghiệp – Uy Tín – Tận Tâm
1. Tại sao nên thiết kế, cải tạo, thi công tại Nội Thất AV
- Nội thất AV có hơn 10 năm hoạt động trong ngành thiết kế, thi công nội thất đặc biệt là thiết kế, thi công văn phòng luôn tìm kiếm nguồn ý tưởng và không ngừng đổi mới để tạo dựng nên những văn phòng hoàn hảo
- Nội thất AV sở hữu đội ngũ nhân sự giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống nhà xưởng rộng lớn có thể đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế, thi công văn phòng của khách hàng
- Xưởng sản tại AV được đầu tư trang thiết bị tiên tiến nhất giúp đầy nhanh tiến độ thực hiện đồng thời tạo ra những sản phẩm nội thất sắc nét, hoàn hảo theo ý muốn
- Quy trình làm việc chặt chẽ, khoa học, đúng tiến độ hợp đồng
- Các công trình sau khi hoàn thiện đảm bảo chất lượng, có tính thẩm mỹ cao và tối ưu hóa công năng theo đúng bản vẽ thiết kế
- Chi phí thiết kế, thi công luôn đảm bảo cạnh tranh nhất thị trường
- Cam kết sử dụng vật liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế và an toàn cho người sử dụng
- Chế độ bảo hành từ 1-3 năm
- Chính sách chăm sóc khách hành chuyên nghiệp, tận tâm
- Tư vấn thiết kế, thi công nội thất miễn phí
Xem thêm: Giá thiết kế nội thất mới nhất
2. Khuyến mãi khi thiết kế, thi công, cải tạo tại Nội Thất AV
- Giảm 50% phí thiết kế
- Giảm 3% giá trị hợp đồng
- Nhận quà tặng lên đến 10 triệu đồng
- Quay chụp và dựng video hoàn toàn miễn phí – Lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ khi hoàn thiện dự án
Xem thêm: Dịch vụ thi công nội thất trọn gói
Trên đây là một số ưu, nhược điểm và những điều cần lưu ý khi thiết kế văn phòng trong nhà xưởng. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích cho những ai đang quan tâm về vấn đề này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc có nhu cầu thiết kế văn phòng Quý khách hàng vui lòng gọi cho Nội thất AV theo Số điện thoại/Zalo/Mess/Viber: 0764115111.