Phong cách nội thất Japandi và những điểm đặc biệt

Trong vài năm trở lại đây, phong cách nội thất Japandi với sự kết hợp tinh tế giữa phong cách Scandinavian và phong cách Nhật Bản hiện rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Phong cách này đang trở thành xu hướng thiết kế nội thất hiện đại giúp mang lại cảm giác hài hòa, tối giản và thanh lịch. Sau đây mời mọi người cùng tìm hiểu kỹ hơn về phong cách thiết kế nội thất này.

I. Nguồn gốc của phong cách nội thất Japandi

Phong cách Japandi được phát triển bới các nhà thiết kế Bắu Âu (Đan Mạch) và bắt đầu xuất hiện từ năm 1853 khi Nhật Bản sau nhiều năm bị đóng cửa đã mở cửa biên giới trở lại. Thời kỳ này, các thiết kế Đan Mạch bị ảnh hưởng khá nhiều bởi nét đẹp đầy bí ẩn và hấp dẫn của nét thẩm mỹ phương Đông này.

Dù là phong cách thiết kế nội thất mới nhưng phong cách này rất được yêu thích bởi sự gần gũi với sức hấp dẫn đến từ các đường nét đơn giản cùng việc sử dụng các vật liệu tự nhiên giúp tạo ra không gian sống thanh bình và thuần khiết.

Dù là phong cách thiết kế nội thất mới nhưng phong cách rất được yêu thích

Dù là phong cách thiết kế nội thất mới nhưng phong cách rất được yêu thích

II. Đặc trưng của phong cách nội thất Japandi

Nhắc đến phong cách Japandi là nhắc đến một phong cách thiết kế nội thất mang đặc trưng riêng với sự kết hợp hài hòa giữa sự tối giản và yếu tố thanh lịch của Nhật Bản và cảm giác ấm cúng, hiện đại của Scandinavian. Dưới đây là những đặc trưng nổi bật của phong cách này:

1. Màu sắc trung tính nhưng ấm áp

Phong cách nội thất Japandi nổi bật với gam màu trung tính, nhẹ nhàng như: trắng, be, xám nhạt hay màu nâu gỗ sáng kết hợp với một số màu tương phản nhẹ như: xám đậm, xanh đen… để tạo điểm nhấn và chiều sâu cho không gian.

2. Tập trung vào sự tối giản và ưu tiên công năng sử dụng

Trong phong cách Japandi hầu hết mọi người đều thấy ấn tượng với việc sử dụng nội thất đơn giản, có thiết kế gọn gàng và ưu tiên công dụng, chức năng hơn là các chi tiết cầu kỳ (khiêm tốn và không phô trương). Theo đó các đồ đạc, nội thất trong phòng hướng đến sự tối giản, mang tính thực tế cao; chúng không chỉ đẹp mà còn hữu dụng và có tính bền vững.

Phong cách Japandi tập trung vào sự tối giản và ưu tiên công năng sử dụng

Phong cách Japandi tập trung vào sự tối giản và ưu tiên công năng sử dụng

3. Vật liệu tự nhiên

Một trong những đặc trưng nổi bật của phong cách nội thất japandi chính là việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như: gỗ (gỗ tự nhiên là chính với các gam màu từ sáng đến tối), mây, tre, vải lanh, vải cotton, đá thô… nhằm tạo không gian gần gũi với thiên nhiên cùng cảm giác thư thái, dễ chịu.

4. Không gian thoáng đãng

Vì hướng đến sự tối giản và ưu tiên công năng sử dụng của nội thất nên không gian được thiết kế theo phong cách Japandi thường hạn chế đồ đạc, chỉ sử dụng các vật dụng cần thiết để tạo cảm giác rộng rãi và thoáng đãng. Cùng với đó là việc tận dụng ánh sáng tự nhiên từ việc lắp đặt nhiều cửa sổ lớn và rèm sáng màu (để che bớt ánh sáng khi cần thiết).

5. Lấy thiên nhiên làm điểm nhấn

Trong phong cách thiết kế Japandi không thể thiếu cây xanh và rất chuộng việc trang trí không gian với cây xanh nhỏ, cây bonsai hoặc các loại cây đơn giản như cây cỏ lau, tre cùng các món đồ trang trí mang hình dáng mềm mại, tự nhiên.

Trong phong cách thiết kế Japandi không thể thiếu cây xanh

Trong phong cách thiết kế Japandi không thể thiếu cây xanh

6. Đề cao tính thẩm mỹ với sự cân bằng của hai nền văn hóa

Đề cao tính thẩm mỹ với sự cân bằng giữa nét mộc mạc cùng vẻ đẹp không hoàn hảo (của phong cách Wabi-sabi) và sự ấm áp, hiện đại (phong cách Scandinavian), phong cách Japandi giúp tạo ra không gian vừa ấm cúng, thân thiện lại yên bình và thư thái. Điều này đặc biệt thích hợp với lối sống hiện đại nhiều căng thẳng và áp lực.

7. Sử dụng các phụ kiện tinh tế

Phong cách Japandi sử dụng lối trang trí tối giản như: đồ gốm, tranh nghệ thuật đơn sắc; đồ dùng thủ công với các vật dụng handmade thiết kế đơn giản nhưng mang giá trị nghệ thuật cao. Phong cách này vì vậy rất lý tưởng cho những ai yêu thích không gian nhẹ nhàng, gần gũi, ấm áp nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi.

Phong cách Japandi sử dụng lối trang trí tối giản với nội thất gỗ và đồ thủ công

Phong cách Japandi sử dụng lối trang trí tối giản với nội thất gỗ và đồ thủ công

II. Gợi ý cách thiết kế nội thất theo phong cách nội thất Japandi cho từng không gian

Áp dụng nguyên tắc thiết kế tối giản, ưu tiên ánh sáng tự nhiên và mọi thứ đều ngăn nắp, có trật tự; phong cách Japandi tạo nên không gian ấm cúng, hài hòa với thiên nhiên. Dưới đây là gợi ý một số thiết kế từng không gian theo phong cách nhà Japandi:

1. Phòng khách

Phòng khách thiết kế theo phong cách Japandi thường sử dụng chất liệu gỗ, đặc biệt là gỗ tự nhiên và cố gắng giữ mọi thứ thật đơn giản. Cùng với đó là không gian mở với bố cục tự do và tận dụng nhiều nhất ánh sáng tự nhiên, gió trời.

Bên cạnh chất liệu gỗ, các vật liệu hữu cơ và tự nhiên như: đèn gốm, đèn giấy, gỗ thô, vải lanh, sợi gai, chậu đất nung… cũng được sử dụng khá phổ biến để trang trí cho phòng khách. Mặt khác, để tạo sự hấp dẫn cho không gian, có thể kết hợp những bức tường trắng ấm áp với các tone màu tương phản (có thể dùng màu đen làm điểm nhấn).

Phòng khách thiết kế theo phong cách Japandi thường sử dụng chất liệu gỗ, đặc biệt là gỗ tự nhiên

Phòng khách thiết kế theo phong cách Japandi thường sử dụng chất liệu gỗ, đặc biệt là gỗ tự nhiên

2. Phòng bếp

Phòng bếp thiết kế theo phong cách nội thất Japandi đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự tiện nghi, sạch sẽ. Trong phòng có thể sử dụng tủ bếp gỗ sáng màu kết hợp với mặt bếp màu trắng hoặc màu xám.

Để tạo sự thông thoáng cho căn bếp có thể sử dụng kệ mở, đảo bếp hoặc bàn ăn nhỏ tích hợp chức năng để tiết kiệm không gian. Các vật dụng bếp có thể làm từ gốm, mây, tre kết hợp với đèn thả trần kiểu dáng đơn giản, ánh sáng vàng tạo cảm giác ấm áp.

Phòng bếp thiết kế theo phong cách nội thất Japandi đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự tiện nghi

Phòng bếp thiết kế theo phong cách nội thất Japandi đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự tiện nghi

3. Phòng ngủ

Phòng ngủ phong cách Japandi sẽ đem đến không gian nghỉ ngơi thật sự lý tưởng nếu biết cách thiết kế. Theo đó bạn có thể sử dụng các vật liệu tự nhiên để trang trí phòng (sàn gỗ hoặc bê tông, nội thất gỗ, nội thất mây tre, đất nung hay đồ gốm sứ…). Nên hạn chế sử dụng vật liệu kim loại bóng hay sơn bóng vì nó đối lập với triết lý thiết kế của phong cách Japandi.

Bên cạnh đó, để tạo không gian lãng mạn, thư giãn cho phòng ngủ mọi người có thể trang trí phòng với cây xanh kết hợp sử dụng hương thơm phù hợp theo sở thích. Màu sắc sử dụng nên là màu trung tính kết hợp với các vật dụng kích thước vừa phải, hạn chế đồ cồng kềnh.

Phòng ngủ phong cách Japandi sẽ đem đến không gian nghỉ ngơi thật sự lý tưởng

Phòng ngủ phong cách Japandi sẽ đem đến không gian nghỉ ngơi thật sự lý tưởng

4. Phòng tắm

Phòng tắm thường sử dụng chất liệu gạch men mờ hoặc đá tự nhiên với màu trung tính. Các đồ trang trí như: Kệ gỗ hoặc tre kết hợp với khăn tắm màu trắng/be; thêm chi tiết xanh từ cây nhỏ như cây lưỡi hổ, xương rồng cùng thiết bị vòi sen, bồn rửa kiểu dáng đơn giản đồng thời mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ giúp tối ưu hóa không gian và tạo sự cân bằng, thư giãn.

Phòng tắm thường sử dụng chất liệu gạch men mờ hoặc đá tự nhiên với màu trung tính

Phòng tắm thường sử dụng chất liệu gạch men mờ hoặc đá tự nhiên với màu trung tính

III. Những lưu ý khi thiết kế nội thất theo phong cách nội thất Japandi

Phong cách thiết kế Japandi kể từ khi xuất hiện đến nay luôn tạo được sức hút riêng bởi sự kết hợp hài hòa của hai nền văn hóa cách xa nhau về mặt địa lý cùng việc tập trung vào chức năng cũng như các yếu tố mang tính tự nhiên.

Bạn có thể chọn phong cách này để thiết kế và thi công nội thất cho ngôi nhà của mình nhưng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo tạo ra không gian sống lý tưởng:

1. Tối giản nhưng không lạnh lẽo

Để đảm bảo nguyên tắc này mọi người cần tránh lạm dụng nội thất mà chỉ nên chọn những đồ thật sự cần thiết và có thiết kế đơn giản. Bên cạnh đó, hãy cân bằng không gian để tạo sự thoáng đãng bằng cách kết hợp các yếu tố như thảm, đèn hoặc cây xanh.

Tối giản nhưng không lạnh lẽo

Tối giản nhưng không lạnh lẽo

2. Sử dụng chất liệu tự nhiên

Ưu tiên sử dụng gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ tần bì hoặc tre để tạo cảm giác gần gũi và ấm áp. Ngoài ra có thể sử dụng các loại vải từ chất liệu tự nhiên như cotton, linen (vải lanh) cho rèm, gối hoặc thảm kết hợp dùng các món đồ gốm trang trí hoặc đồ dùng hàng ngày như bát, đĩa, lọ hoa.

3. Sử dụng tone màu trung tính và tự nhiên

Nên tập trung vào các tone màu trung tính như trắng, be, xám, nâu nhạt và màu gỗ tự nhiên kết hợp thêm một vài chi tiết màu xanh lá, xanh dương nhạt hoặc màu đất để tạo sự phong phú mà không làm mất đi sự hài hòa.

Phòng ngủ sử dụng tone màu trung tính và tự nhiên

Phòng ngủ sử dụng tone màu trung tính và tự nhiên

4. Tạo không gian hòa quyện với thiên nhiên

Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cách sử dụng rèm mỏng hoặc cửa sổ lớn. Đưa cây xanh vào không gian, ưu tiên các loại cây nhỏ, dễ chăm sóc như cây trầu bà, cây monstera hoặc lưỡi hổ.

5. Thiết kế tiện dụng

Muốn có thiết kế tiện dụng hãy chọn đồ nội thất có tính năng tích hợp như: bàn có ngăn kéo, giường có hộc chứa đồ. Mặt khác, các chi tiết cần dễ sử dụng, không phức tạp hoặc quá cầu kỳ.

Thiết kế tiện dụng và khác biệt

Thiết kế tiện dụng và khác biệt

6. Đảm bảo sự hài hòa trong tổng thể

Đảm bảo các phòng trong nhà có phong cách thống nhất, không quá khác biệt và giữ mọi thứ ngăn nắp, sạch sẽ để không gian luôn gọn gàng, ngăn nắp.

Phong cách Japandi đảm bảo sự hài hòa trong tổng thể

Phong cách Japandi đảm bảo sự hài hòa trong tổng thể

IV. Dự án thiết kế, thi công nội thất phong cách Japandi tại AV

1. Thông tin dự án

  • Dự án:Vinhomes Ocean Park
  • Chủ đầu tư: Anh Ngọc Lâm
  • Diện tích: 80m2
  • Phong cách thiết kế: Japandi

2. Hình ảnh thực tế

Như vậy có thể nói, dù là phong cách thiết kế mới, xuất hiện sau nhiều phong cách nổi tiếng nhưng nội thất japandi chiếm được cảm tình của rất nhiều người bởi nó gần gũi, ấm áp và phù hợp với lối sống hiện đại. Không chỉ thế, các đường nét đơn giản, sạch sẽ cùng việc sử dụng vật liệu tư nhiên nhằm tạo ra không gian sống thuần khiết, thanh bình càng giúp phong cách này có sức hấp dẫn đặc biệt và được nhiều người yêu thích.

Bài viết liên quan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *